Trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

"Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình."

*****gợi ý:

- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: suy nghĩ về “kẻ mạnh” trong mối quan hệ giữa người và người.

- Giải thích: Kẻ mạnh không phải là kẻ chứng tỏ sức mạnh bằng những hành động độc ác, chà đạp người khác. Người mạnh là người dùng sức mạnh, khả năng của mình để giúp đỡ, yêu thương người khác.

- Biểu hiện cụ thể: Người mạnh là người có tài năng và biết dùng khả năng, tài năng ấy để gánh vác trách nhiệm, hi sinh, giúp đỡ (bảo bọc, yêu thương, quan tâm, chia sẻ khó khăn … ) người khác.(cần có dẫn chứng để làm sáng tỏ ý.)

- Lên án, phê phán những kẻ sống bất nhân, lấy sức mạnh, tài năng của mình chà đạp người khác.

- Rèn luyện lối sống: dùng tài năng, khả năng của mình để làm những việc tốt đẹp.

*****Dàn bài gợi ý:

1. Kẻ mạnh và kẻ yếu: kẻ mạnh là gì (là người có tài, có địa vị đươợ người khác kính nể, tôn trọng) ? Tại sao lại có kẻ mạnh và kẻ yếu, từ đó rút ra định nghĩư 2 từ mạnh yếu, giải thích câu nói.
Nếu một xã hội mà luôn có một bên toàn kẻ mạnh và một bên toàn kẻ yếu thì sẽ ra sao. từ đó phải làm gì ?

2. Thế nào là " ích kỷ" dẫm lên vai người khác ? Hàh động này đem lại điều gì (người bị hại mãi không ngoc đầu dậy được, người hại cũng mất dần đi nhân cách, dần trở nên thoái hoá, biến chất, xã hộ nsẽ tràn ngập những mưu mô, tính toán, cơ mưu; người ta sợ hãi người đó vì thù oán, chứ không pahỉ vì kính nể)), hành động đó có xứng đáng với kẻ mạnh đã giải thích ở trên không ?

Thế nào là giúp đỡ người khác đứng trên đôi vai của mình ? (đièu đó nâng cao địa vị của người giúp, làm hình ảnh họ tốt đẹp lên trong mắt moị người), có lợi gì cho xã hội.

3. Thực tế, biểu hiện: Hãy so sánh

. Một ông chủ luôn luôn chèn ép, bóc lột nhân viên, một ông vua không biết "khoan sức dân", số phận của họ như thế nào, trong sách vở có ghi rất rõ. Trái lại, nếu biết khoan sức dân, họ sẽ được điêu gì.

. "ân đền, oán trả", nếu chèn ép những người yếu hơn mãi, liệu họ có thể giữ được địa vị không (" dân có thể đảy thuyền, cũng có thể lật thuyền"- nguyễn trãi)

...

4. Từ ý 2 và 3 rút ra: nghĩa rộng: kẻ mạnh và kẻ yếu trong xã hội tồn tại song song là một điều tất yếu (do cạnh tranh àm có), nhữung để xã hội phát triển được, thì kẻ mạnh, đại diện cho một lưcụ lượng tiên tiến hơn, có quyền hạn lớn hơn, sẽ pahỉ duy trì, không pahỉ ơphá bỏ xã hội đó.

Nghĩa hẹp: một người muốn thành kẻ mạnh luôn luôn có một phần giúp đỡ của người khác, dừng quên đi quá khứ của mình. hãy nghĩ đến mọi nòi nhiều hơn

5. Tổng kết: bạn nghĩ gì sau khi đọc câu nói này (bạn có ướcmuốn trở thành người thành đạt không. bán ẽ làm gì khi đạt được ước muốn đó)

*****Bạn có thể định nghĩa nó trên nhiều phương diện:

Là người có quyền lực, thế mạnh, về:

- Tiền bạc.

- Địa vị.

- Mạnh trên nhiều phương diện khác như: vẻ bên ngoài,...

- Về khả năng giúp đỡ người khác. Như câu nói mà Hộ trong "Đời thừa" đã nói: "Kẻ mạnh ko phải là kẻ giẫm đạp trên vai ngừoi khác để thỏa mãn lòng ích kỉ, kẻ mạnh chính là kẻ biết nâng đỡ người khác trên chính đôi vai của mình".

=> Kẻ mạnh ko phải là có tiền bạc, ko chỉ là có địa vị trong xã hội mà kẻ mạnh quan trọng hơn chính là kẻ có thể giúp đỡ ngừoi khác với chính khả năng của bản thân mình.

Bạn có thể bổ sung thêm theo như suy nghĩ của bạn

*****Bài mẫu:

Từ xưa đến nay ,có rất nhiều định nghĩa về kẻ mạnh trong xã hội được mọi người đưa ra như : kẻ mạnh là người có sức khỏe, có tiền bạc, quyền lực ….Nhưng đối với nhà văn Nam Cao, ông cho rằng :” Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình.” Đây là một nhận định rất mới mẻ, sâu sắc và giàu tính nhân đạo, khiến cho nhiều người phải suy nghĩ.

Để hiểu về ý nghĩa lời nhận định của nhà văn Nam Cao, ta có thể chia nó thành hai vế. Vế thứ nhất là : “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ” .Trong vế câu này, nhà văn đã dùng hành động “ giẫm lên vai” để phủ định “kẻ mạnh”.Vì sao lại vậy? Hình ảnh “đôi vai” trong câu mang ý nghĩa ẩn dụ, gợi sự nương tựa, chở che .Vì vậy hành động “giẫm lên vai người khác” chính là để chỉ sự đè nén, chèn ép, áp bức người khác. Dùng hành động “giẫm lên vai “ để phủ định “kẻ mạnh", nhà văn muốn chúng ta hiểu rằng : kẻ mạnh không phải là kẻ chỉ biết chèn ép, áp bức người khác, không cần biết người khác ra sao để phục vụ lợi ích bản thân, thỏa mãn lòng ích kỉ cá nhân.

Nếu vế thứ nhất là một lời phủ định thì vế thứ hai : “Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình” lại là một lời khẳng định. Cũng vẫn là hình ảnh “đôi vai” , nhưng trong vế câu này nhà văn Nam Cao đã dùng hành động “ nâng đỡ người khác trên đôi vai của mình“ để khẳng định “kẻ mạnh”.Không cần phải giải thích nhiều, ta có thể thấy ngay ý nghĩa của vế câu này : kẻ mạnh là người biết giúp đỡ người khác, giúp người khác vươn lên, luôn sống vì người khác. Vậy từ hai vế câu trên, ta có thể thấy được ý nghĩa khái quát của lời nhận định , mà nhà văn Nam Cao muốn người đọc hiểu là : Kẻ mạnh phải là người có nhân cách, phẩm chất tốt, có bản lĩnh vững vàng để không chỉ tự mình đứng vững trong cuộc sống mà còn có thể giúp đỡ người khác.

Hiểu được ý nghĩa lời nhận định của nhà văn Nam Cao, ta thấy nó thật đúng trong thực tế. Ta có thể lấy ngay một dẫn chứng để chứng minh cho điều này .Chắc hẳn ai cũng biết Trụ Vương – một tên hôn quân nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Trụ Vương quanh năm chỉ biết ăn chơi hưởng lạc, chèn ép dân chúng,bắt họ phải xây dựng đền, đài , cung điện cho hắn, khiến người dân lâm vào cảnh lầm than, cực khổ. Căm phẫn trước sự tàn bạo của Trụ Vương, hai cha con Cơ Xương và Cơ Phát, cùng người dân đã đứng lên chống lại ông ta. Kết quả là vương triều của Trụ Vương đã bị lật đổ, bản thân Trụ Vương phải tự thiêu chết mình, còn Cơ Phát được mọi người tôn lên làm vua . Trong dẫn chứng trên, ta có thể thấy rằng dường như Trụ Vương có đầy đủ điều kiện để trở thành “ kẻ mạnh”: tiền bạc, quyện lực…Nhưng thực chất, ông ta lại thiếu đi điều quan trọng nhất ,đó chính là : nhân phẩm, là lòng yêu nước thương dân. Và vì thiếu đi điều cốt lõi đó mà Trụ Vương đã phải lãnh một kết cục thê thảm. Còn Cơ Phát , ông là một người tài giỏi , luôn hết lòng yêu thương, giúp đỡ, bảo vệ dân chúng. Và chính vì vậy , ông đã được các chư hầu và người dân ủng hộ , giúp ông có thêm sức mạnh để chiến thắng Trụ Vương.Từ dẫn chứng trên, ta có thể thấy ngay ai là “ kẻ mạnh”, ai là “ kẻ yếu”. Qua đây, ta cũng rút ra được một bài học : Muốn làm ‘kẻ mạnh” không khó. Chỉ cần chúng ta biết giúp đỡ người khác, họ sẽ cho ta sức mạnh để trở thành “kẻ mạnh” thực sự. Và nếu mọi người đều biết giúp đỡ nhau thì xã hội của chúng ta sẽ trở nên tốt đẹp hơn, mọi người đều sẽ trở thành “kẻ mạnh”. Đây chính là điều mà nhà văn Nam Cao muốn mọi người hiểu được và mong mọi người đều thực hiện được.

Lời nhận định của nhà văn Nam Cao không chỉ là một phương châm sống cao đẹp, nâng đỡ con người hướng tới cái thiện trong cuộc sống mà nó còn nói lên trách nhiệm của con người đối với cuộc sống. Sức mạnh của con người không chỉ đo bằng cơ bắp mà phải đo bằng chính tình yêu thương, bằng hành động.

5 nhận xét:

Bài đăng Phổ biến