Trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

Phân tích hình tượng Lorca và cây đàn - Thanh Thảo -



Thanh Thảo sinh năm 1946, quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi. Sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn, trường đại học Tổng Hợp Hà Nội, ông vào công tác ở chiến trường chống Mỹ ác liệt. Thanh Thảo được công chúng yêu văn học biết đến qua các tác phẩm mang diện mạo độc đáo về chiến tranh và thời kì hậu chiến như: "Những người đi tới biển" (1977), "Dấu chân qua trảng cỏ" (1958), "Khối vuông ru-bích" (1985), "Từ 1 đến 100" (1988)... Thanh Thảo là nhà thơ đi tiên phong trong nỗ lực đổi mới thơ Việt. Ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân cho nền thơ Việt đương đại. Bài thơ :"Đàn ghi-ta của Lorca" được ông viết ở trại sáng tác Quân khu 5- Đà Nẵng năm 1979, được công chúng biết đến lần đầu vào 1985 khi tập thơ "Khối vuông ru-bích" ra đời. Đây là bài thơ tiêu biểu cho kiểu tư duy Thanh Thảo. Bài thơ đã tái hiện được vẻ đẹp hình tượng Garcia Lorca, nhà thơ vĩ đại nhất Tây Ban Nha thế kỉ 20. Federico Garcia Lorca sinh ngày 5/6/1898ở tỉnh Granada, miền Nam Tây Ban Nha. Không chỉ là một nhà thơ nổi tiếng, ông còn có tài năng về âm nhạc và hội hoạ. Là con chim hoạ mi xứ Espagna, ông sáng tác rất nhiều khúc ngẫu hứng cho ghi-ta. Như một nghệ sĩ du ca lãng tử, Lorca đi lang thang cất lên tiếng hát ca ngợi tự do và cái đẹp cùng cây đàn duyên dáng này. Lorca không chỉ vĩ đại với đất nước TBN, ông còn là nhà thơ vĩ đại đối với toàn thế giới. Người TBN gọi ông là con chim hoạ mi TBN, còn người Mỹ thì coi Lorca như nhà thơ vĩ đại của chính nước Mỹ. Chính những câu thơ mạnh mẽ ,hùng hồn thấm đậm tư tưởng lớn lao , phi thường của Lorca đã khiến cho bọn thể chế độc tài Franco lo sợ. Ngày 19/8/1936, chúng điệu Lorca ra bãi bắn để phi tang 1 con người với những tư tưởng tiến bộ. Là nạn nhân đầu tiên của chủ nghĩa phát xít, thi thể Lorca được tìm thấy trong đống xác 1500 người trên 1 miệng sâu gần Granada, nơi khởi đầu và cũng là nơi kết thúc sự sống của một con người kiệt xuất, một nhà thơ vĩ đại.

Bài thơ "DGTCLC" thể hiện chân dung đẹp đẽ của nghệ sĩ Lorca trong sự ngưỡng mộ, lòng đồng cảm và sự tiếc thương sâu sắc của tác giả TT. Xuyên suốt bài thơ, song hành với hình tượng Lorca là hình tượng cây đàn. Tiếng đàn cất lên tiếng lòng của Lorca trước cuộc sống, trước thời đại. Nó là linh hồn, là tinh thần của Lorca, và hơn hết là số phận của nhà thơ vĩ đại này:

                                       "Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn"
                                                                           _PH.G.LORCA_

Bằng hình ảnh cây đàn ghi-ta, nhạc cụ truyền thống tiêu biểu nhất của đất nước và âm nhạc TBN dùng làm hình ảnh biểu tượng nv trữ tình trong bài thơ, tác giả nói đến sự gắn bó máu thịt, suốt đời giữa Lorca và âm nhạc. Qua cây đàn truyền thống của âm nhạc và đất nước mình , một nét độc đáo trong bản sắc văn hoá của con người và đất nước TBN, nhà thơ Lorca đã thể hiện tình yêu sâu sắc ,tha thiết đỗi với quê hương, tổ quốc. Tình yêu nghệ thuật và quê hương đó sẽ mãi mãi sánh bước cùng Lorca đi đến bất cứ nơi đâu, kể cả khi sang bên kia thế giới.

Mở đầu bài thơ, ta hình dung ra 1 kgian TBN đặc thủ, 1 đất nước của những làn điệu ghita du dương- Tây Ban cầm, cả tấm áo choàng matador khoác trên mình các đấu sĩ:

                                       "những tiếng đàn bọt nước
                                       TBN áo choàng đỏ gắt
                                       lila lila lila
                                       đi lang thang về miền đơn độc
                                       với vầng trăng chếnh choáng
                                       trên yên ngựa mỏi mòn"

Thanh Thảo đã gợi vẻ đẹp của tiếng đàn dựa trên những liên tưởng ngoài thơ :" tiếng đàn bọt nước" , ta chợt thấy hình ảnh có những nét tương đồng trong ca dao : "Trời mưa bong bóng phập phồng" . Bọt nước dường như là hiện thân của số phận tiếng đànm thật mong manh, ngắn ngủi và dễ vỡ. Câu thơ tuy giản dị nhưng khắc hoạ rõ nét định mệnh phũ phàng, chông gai đang đón chờ người nghệ sĩ tài hoa phía trước.
Nếu như "tiếng đàn" khiến ta nghe được âm thanh, "bọt nước" gợi ta thấy được hình ảnh, thì câu thơ trên là kết quả của sự kết hợp tài tình giữa cơ quan thính giác với thị giác để ta có thể cảm nhận tiếng đàn 1 cách rõ nét và sâu sắc. TT đã rất thành công khi cấu tạo nên hình ảnh bằng sự ánh chiếu của nhiều kênh cảm giác, gây ấn tượng cho người đọc.

"Tấm áo choàng đỏ gắt" nhắc ta nhớ tới những đấu trường bò tót truyền thống ở TBN . Thế nhưng, trong bối cảnh chính trị ngột ngạt và căng thẳng lúc bấy giờ, thì đây lại là một đấu trường xã hội bạo lực và đẫm máu giữa nền chính trị độc tài và khát vọng dân chủ tự do, cũng như nền nghệ thuật già nua với khát vọng cách tân, đổi mới nghệ thuật. Dù trong đấu trường chính trị, nghệ thuật hay số phận thì Lorca mãi là người đấu sĩ đơn độc và cô đơn.

Giữa bầu không khí sôi sục của bạo lực, của máu, tiếng đàn ghi-ta vẫn cất lên du dương và êm đềm :"lila lila lila" như muốn xoa dịu, trấn an con người, góp phần xua đi sự hiện diện của bạo tàn, tội ác nơi đây. Đặc biệt, câu thơ còn vẽ ra 1 bức tranh đầy ý nghĩa : Giữa cánh đồng xơ xác đầy gai nhọn, sự chết chóc bao trùm, ta chợt nhận ra sự xuấ hiện của loài hoa màu tím: lila-loài hoa đặc trưng cho xứ sở TBN, còn có cái tên khác thật đẹp: tử điinh hương. Loài hoa ấy như biểu tượng của sự kiên cường, sức sống, đem lại hoà bình nơi tội ác đang ngự trị. Như vậy, chỉ với 1 dòng thơ "lila lila lila", tác giả TT đã khéo léo hoà quyện hai yếu tố âm thanh và màu sắc để phác lên nỗi buồn mang mác, dìu dịu của người nghệ sĩ lãng du, yêu tự do khi đứng trước tỉnh cảnh rối ren của nước nhà.

Như vậy, dù ở góc độ nào, ta cũng nhần ra đây là cuộc đấu không cân sức, Lorca đang rất đơn đọc trên hành trình lí tưởng đầy gian nan, soi bóng lẻ loi giữa con đường đầy nguy hiểm mà chỉ có cây đàn, tiếng hát hộ thân.
Với tiếng đàn, người nghệ sĩ du ca lãng tử Lorca đi lang thang , chếnh choáng trong men hơi say của đất trời nghệ thuật. Chàng là người cất tiếng hát ca ngợi tự do và cái đẹp trong một thế giới bạo tàn và tăm tối:

                                       " đi lang thang về miền đơn độc
                                       với vầng trăng chếnh choáng
                                       trên yên ngựa mỏi mòn"

Lấy trăng làm bầu bạn, lang thang trên yên ngựa tiến về 1 nơi vô định, Lorca gợi cho ta nhớ về chàng hiệp sĩ Đôn Kihote nổi tiếng của nhà văn Xécvantec. Nhưng nếu Đôn Kihote bước tới phía trước với niềm hứng khởi trên con đường làm hệp sĩ, thì Lorca lại cất bước lang thang với nỗi buồn vô hạn trên con đường nghệ thuật còn bế tắc. Nếu Đôn Kihote có người giám mã trung thành Xancho Panxa kề cận, thì Lorca chỉ có mảnh trăng cô đơn làm tri kỉ. Như vậy, dù ở phương diện nào, Lorca mãi lad 1 thi sĩ, 1 chiến sĩ cô độc , lẻ loi với lí tưởng , mục đích nghệ thuật riêng.

Qua khổ thơ đầu bài, hình tượng Lorca được cảm nhận ở nhiều khía cạnh, ở nhiều góc độ khác nhau, thông qua những nét chấm phá, những mảng màu dường như không đồng chất, đồng tông, TT đã dựng lên 1 khối toàn vẹn về 1 nghệ sĩ tài năng và chân chính nhưng có 1 sp oan khốc trong môi trường chính trị bạo tàn.

                                       " TBN
                                       hát nghêu ngao
                                       bỗng kinh hoàng
                                       áo choàng bê bết đỏ
                                       Lorca bị điệu về bãi bắn
                                       Chàng đi như người mộng du"

Với sự chuyển ý nghĩ và cảm xúc thật bất ngờ, cái chết của người nghệ sĩ thật đột ngột và đau đớn. Những tiếng hát "nghêu ngao" vô mục đích chợt im bặt. Thay vào đó là cảm giác "bỗng kinh hoàng" , 3 tiếng ngắn ngủi nhưng đã thể hiện rất trọn vẹn sự sửng sốt, bất ngờ của toàn thể nd TBN trước sự ra đi của nhà thơ tài năng vĩ đại Lorca. Có thể nói đây là cái chết gây chấn động, ảnh hưởng đến toàn thể nhân loại.
Nếu như màu "đỏ gắt" ở đầu bài thơ là tượng trưng cho chiến trường xã hội, thì hình ảnh "bê bết đỏ" ở sau là màu của máu, là dấu hiệu của sự chết chóc, tang thương. Và Lorca như một đấu sĩ bị hành hình trên đấu trường chính trị TBN trong bầu không khí tai ương bao phủ:

                                       "Lorca bị điệu về bãi băn
                                       chàng đi như người mộng du"
" Tôi không muốn nhìn thấy máu!" (Que no quiero Verla!) Lorca đã thảng thốt kêu lên trong 1 bài thơ định mệnh của mình, bài " Bica cho Igracio Sanchez Meijas". Nhưng "máu đã chảy tràn" chỉ 1 năm sau khi bài thơ tuyệt tác này ra đời, và máu đó là của Lorca. Ngay ở câu đề từ bài thơ :" Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn", ta dễ dàng nhận ra Lorca luôn dự cảm và ám ảnh bởi cái chết, thế nhưng ông cũng không ngờ cái chết phũ phàng nhất đã ập xuống thân phận mình quá sớm, ở cái tuổi 38, tuổi con người đang vào độ phát tiết tinh hoa và bao nhiêu hoài bão, khát vọng còn dang dở. Vậy nên "chàng đi như người mộng du", đầy bàng hoàng và đau đớn , khi con đường nghệ thuật biết bao công sức gây dựng, như 1 toà lâu đài nguy nga tráng lệ , giờ đành bỏ hoang.

Lorca từng suy nghĩ về cái chết , từng tự trả lời câu hỏi :"Mình sẽ chết như thế nào? Ở đâu?" Và Lorca muốn được chết " tử tế trên giường mình", muốn được nằm trong đất cùng với cây đàn thơ của mình. Nhưng sự Bạo Tàn nào chịu buông tha cho ai. Bọn Phát xít là giống ruồi nhặng, là mầm mống cái chết mang hình con nhặng, "cái chết đẻ trứng vào vết thương" như 1 câu thơ của Lorca đã chỉ chính xác. Đau đớn thay, trong thơ của Lorca lại mang nặng những vết thương, những nỗi đau, trăn trở trở về con người và sự tự do. Lorca trở thành nạn nhân của bọn phát xít Franco là điều ko thể tránh khỏi. Nhưng nghiệt ngã thay, chúng ko những là kẻ sát nhân, à còn là những tên tội đồ dám ra tay sát hại cái đẹp, thủ tiêu cái tài, huỷ diệt nghệ thuật chân chính.

Khi đứng trước họng súng tử thần, ai cũng có những hồi tưởng về quá khứ, về những kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Lorca cũng không phải là ngoại lệ, tâm tưởng chàng hiện lên như 1 thước phim quay chậm về những gì chàng đã trải qua: có ngọt ngào và đắng cay, có đau khổ và hạnh phúc:

                                       " tiếng ghita nâu
                                       bầu trời cô gái ấy
                                       tiếng ghita lá xanh biết mấy
                                       tiếng ghita tròn bọt nước vỡ tan
                                       tiếng ghita ròng ròng
                                       máu chảy"

Tiếng đàn của Lorca vửa có đầy đủ các cung bậc, vừa tái hiện những màu sắc hình khối đầy tính tượng trưng và biểu cảm.

Màu nâu là màu sắc có sự biến ảo nhiều nét nghĩa. Có khi là màu nâu của chất liệu cây đàn, có khi là màu nước da của những cô gái Di gan cuồng nhiệt, sôi nổi. Và đặc biệt đó cũng là màu của đất mẹ TBN thân yêu. Trên phông nền của màu nâu, Lorca nhớ về bầu trời tượng trưng cho sự tự do, nhớ về cô gái Digan, hình ảnh tiêu biểu cho xứ sở TBN. Như vậy, chỉ thông qua 2 câu thơ, ta nhận ra cảm xúc chủ đạo của Lorca khi cận kề cái chết là nỗi niềm hướng tới quê hương, tổ quốc. Chuyển sang màu xanh của lá, màu xanh của hy vọng, của khát vọng sống, tuổi trẻ, niềm tha thiết của Lorca với cuộc sống trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Thông qua những hình ảnh thị giác ("tròn","vỡ tan") ,âm thanh thính giác ("rongf ròng","máu chảy"), TT đã thốt lên sự nuối tiếc ,ngậm ngùi cho 1 vẻ đẹp nghệ thuật đang bị phá huỷ. Tiếng vỡ oà, tức tưởi cất lên đau đớn đến xót xa.

Phép điệp "tiếng ghita" chạy trước bài thơ vừa dẫn dắt mạch thơ vừa liên kết khổ thơ ,tạo nên độ luyến láy của 1 bản nhạc. Tiếng đàn đã tạo nên hình sắc, hoá thân thành số phận, linh hồn , nghệ thuật của người nghệ sĩ Lorca. Như vậy, cái chết bất ngờ của Lorca đã được diễn tả bảng hình ảnh thực, tạo cú sốc dây truyền theo lối tượng trưng, liên tục chuyển đổi cảm giác qua hệ thống âm thanh vỡ ra thành màu sắcm hình khối ("dòng máu chảy") . Chỉ qua âm thanh mà ta có thể cảm nhận đủ mọi dáng vẻ, sắc màu, linh hồn của con người và thần thái của vạn vật. Có thể nói nếu Lorca là 1 nghệ sĩ tài hoa, kiệt xuất thì TT cũng thực sự là 1 nghệ sĩ ngôn từ bậc thầy.

                                       "Không ai chôn cất tiếng đàn
                                       tiếng đàn như cỏ mọc hoang
                                       giọt nước mắt vầng trăng
                                       long lanh trong đáy giếng"

Nhà thơ TT đã lấy lời di chúc của Lorca :"Khi tôi chết ..." làm lời đề từ cho bài thơ của mình . Đậy chính là di ngôn đầy tâm huyết của 1 người nghệ sĩ chân chính. Lorca ko muốn nghệ thuật của mình vì được công chúng yêu mến mà đưa lên đài danh dự rồi vô tình trở thành vật cản trên con đường cách tân, phát triển thơ ca của thế hệ sau. Thơ ca cũng như văn chương, luôn cần hơi thở mới. Như nhân vật Hộ trong tác phẩm của NC từng nhận xét : "Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra những cái gì chưa có". Hay Đại thi hào M.Gorki cũng từng thốt lên : "Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật"

Thế nhưng, trái ngược với tâm nguyện của Lỏca :" không ai chôn cất tiếng đàn" và thực tế dù có muốn chôn vùi cũng không được. Đây là một tiếng đàn, một giá trị tinh thần chứ không phải là một cây đàn vâth thể. Tiếng đàn ấy trường cửu cùng tự nhiên và hơn thế, bản thân nó chính là tự nhiên. Nó vẫn ko ngừng vươn lên, lan toả ngay cả khi người nghệ sĩ đã sáng tạo ra nó đã ra đi.

Đau đớn thay, cái chết thực sự của 1 nhà cách tân là khi khát vọng, sự nghiệp của anh ta ko có ai kế tục, nhưng cái chết đau đớn hơn của 1 nhà cách tân còn là khi tên tuổi và sự sáng tạo của anh ta được đem lên bệ thờ và trở thành 1 bức tường kiên cố, cản trở sự cách tân văn chương của những người đến sau.

Bằng biện pháp so sánh "cỏ mọc hoang", nhà thơ TT đã thể hiện sức sống mãnh liệt, sự bất tử, sự lan toả của nền nghệ thuật chân chính. Câu thơ "Giọt nước mắt vầng trăng" gợi cho ta sự ngưng đọng của buồn đau, thương xót. Giọt nước mắt sáng đẹp và vĩnh cửu như vầng trăng đó cũng là những giọt nước mắt của anh hùng:
"Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo" (Nguyện Đình Chiểu)

Tại giếng nước, nơi kẻ thù vứt xác Lỏca lại là nơi toả sáng tâm hồn chàng như có ánh trăng soi vào : "tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm...tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ..."
Thông qua đoạn thơ, tác giả đã gửi gắm nỗi đau xót, thương tiếc cho hành trình nghệ thuật còn dang dở của Lorca, đồng thời thể hiện niềm tin sâu sắc vào sự bất tử của nghệ thuật chân chính.

                                       " đường chỉ tay đã đứt
                                       dòng sông rộng vô cùng
                                       Lorca bơi sang ngang
                                       trên chiếc ghi-ta màu bạc"

Nếu như hình ảnh "đường chỉ tay" là hiện thân cho thiên mệnh thì biểu tượng "dòng sông" là vạch mốc ngăn cách 2 cõi âm dương. "Đường chỉ tay đã đứt" thể hiện cho cái hữu hạn, cho số phận con người, tượng trưng cho cú giáng phũ phàng, trái ngang của số mệnh, đối lập với "dòng sông vô cùng", tượng trưng cho sự vô hạn, dòng chảy cuộc đời, dòng chảy nghệ thuật và sự siêu thoát về cõi hư vô.

Hình ảnh "chiếc ghi-ta màu bạc" là biến ảnh của chiếc ghita nâu khi đã sang cõi khác. Sự biến chuyển màu sắc từ nâu sang bạc tức là sự biến đổi trạng thái từ thực sang hư, từ cõi dương sang cõi âm. Đặc biệt màu bạc là màu của sự vĩnh hằng, ánh bạc biêng biếc tạo nên sự hư ảo của 1 màu huyền thoại.

Hãy nhắm mắt và lặng lòng để chiêm ngưỡng 1 sự siêu thoát, 1 sự hoá thân. Trên dòng sông của định mệnh, của thời gian vĩnh cửu, ta thấy bóng chàng Lorca "bơi sang ngang, trên chiếc ghita màu bạc". Chàng đang vẫy tay chào nhân loại để đi vào cõi bất tử. Chiếc ghi-ta chàng gắn bó suốt cuộc đời nay cũng là con thuyền thơ cùng chàng đi về miền đất hư vô, huyền thoại.

                                       "chàng ném lá bùa cô gái Digan
                                       vào xoáy nước
                                       chàng ném trái tim mình
                                       vào lặng yên bất chợt"

Lorca đã ném "lá bùa cô gái Digan" vào xoáy nước 1 cách dứt khoát. Chàng còn cần lá bùa hộ mệnh làm gì khi nó ko thể giúp chàng níu kéo sự sống? Lá bùa định mệnh dần dần trôi vào xoáy nước, khép lại cuộc đời Lorca, một người chiến sĩ phát xít kiên cường, vĩ đại.

Trái tim đã dừng nhịp đập, cũng như khát vọng tự do và cách tân nghệ thuật đã phải ngừng lại mãi mãi. Chàng nghệ sĩ du ca Lorca đã câm lặng, tự nguyện chôn vùi, hi sinh vì nghệ thuật mà suốt đời chàng theo đuổi.
Với hình ảnh đầy chất mộng, câu thơ đã tái hiện sự giã từ của Lorca, thật thanh thản, nhẹ nhàng, đậm chất nghệ sĩ. Chàng đã có thể thực sự chia tay với những ràng buộc và hệ luỵ trần gian để nhắm mắt yên nghỉ trong giấc ngàn thu.

                                       "lila lila lila..."

Những âm thanh, nốt nhạc xao xuyến của tiếng đàn sẽ mãi ngân nga, vang vọng trong lòng độc giả nói chung và người yêu thơ Lorca nói riêng. Những đoá hoa tử đinh hương tím ngát âm thầm tiễn biệt linh hồn Lorca. Có thể nói sự vùi dập đã nhường chỗ cho sự thăng hoa, sự đau đớn đã nhường chỗ cho sự tôn vinh.

Bài thơ có mạch cảm xúc rất đa dạng. Từ sự đồng cảm sâu sắc của tác giả đối với người nghệ sĩ tự do, cô đơn đến nỗi xót thương, đau đớn trước cái chết oan khuất của 1 con người có tài năng xuất chúng. Cuối cùng, khép lại bài thơ là tấm lòng ngưỡng mộ, niềm tin vào sự bất tử của Lorca. Qua đõ nhà thơ TT đã khắc hoạ 1 hình tượng Garcia Lorca huyền thoại. Xuyên suốt bài thơ, song hành cùng hình tượng Lorca chính là cây đàn thơ muôn thuở. Đàn ghi-ta là tâm hồn của chính Lorca, là khí phách kiên cường của người chiến sĩ yêu tự do, hoà nhịp trái tim mình với quần chúng nhân dân và toàn thể nhân loại.
Bài thơ "Đàn ghi-ta của Lorca" ; là tp tiêu biểu cho tư duy thơ của TT: với nội dung giàu chất suy tư về các vấn đề xã hội và thời đại, mạch cảm xúc mãnh liệt và phóng túng, cùng với lối biểu đạt ấn tượng và hiệu quả, bài thơ sẽ mãi vấn vương, in dấu sâu đậm trong lòng người đọc.

VẺ ĐẸP TÂM HỒN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TÌNH YÊU QUA BÀI THƠ “SÓNG” (XUÂN QUỲNH)



“Sóng” được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”, xuất bản năm 1968 của nữ nhà thơ tình nổi tiếng Xuân Quỳnh. Bài thơ nói về tâm trạng, tình yêu mãnh liệt của người con gái khi yêu. Hãy đến với bài thơ bằng nhạc điệu, bài thơ là âm điệu của một cõi lòng bị sóng khuấy động, đang rung lên đồng điệu đồng nhịp với sóng biển. Rạo rực đến xôn xao, khát khao đến khắc khoải, có một hình tượng sóng được vẽ lên bằng âm điệu, một âm điệu dập dồn, chìm nổi, miên man như hơi thở chạy suốt cả bài.

Sắc điệu trữ tình của bài thơ được gợi lên từ hình tượng sóng. Cả bài thơ là những con sóng tâm tình xôn xao trong lòng người con gái đang yêu khi đứng trước biển ngắm nhìn những con sóng vô hồi, bất tận. Sóng là một hình tượng ẩn dụ, đó là sự hoá thân của cái tôi trữ tình của nữ sĩ, lúc thì hoà nhập, lúc sự phân thân của “em” - người con gái đang yêu một cách say đắm. Sóng đã khơi gợi một hồn thơ phong phú, hồn nhiên, sôi nổi. Thông qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã có một cách nói rất hay để diễn tả tâm trạng của người con gái.

Sóng biến hoá, sóng vỗ liên hồi, triền miên và bất tận:

“Dữ dội và dịu êm
ồn ào và lặng lẽ”

trạng thái của sóng cũng là tâm trạng khi yêu, là khát vọng to lớn, mạnh mẽ về một tình yêu chân thành. Hành trình của sóng từ sông ra đại dương:

“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”

nơi mênh mông dạt dào, có đến nơi biển rộng trời cao sóng mới được vẫy vùng, mới thực sự tìm thấy mình trong sức sống mạnh mẽ với những khát khao to lớn. Sóng được làm biểu tượng của tình yêu. Miêu tả sóng biến hoá là cũng để nói lên cái phức tạp, đa dạng, khó hiểu của tình yêu. Cũng giống như sóng biển, tình yêu là một hiện tượng kỳ diệu của con người. Con sóng “ngày xưa” và con sóng “ngày sau” vẫn thế - triền miên, bất tận. Cũng như tình yêu mãi mãi là khát vọng của tuổi trẻ, của đôi lứa, cuả anh và em:

“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ” .

Con sóng tìm đến biển, đến đại dương là để tự hiểu mình. Cũng như em “khát” được đến bên anh, đến với một tình yêu đẹp để hiểu rõ hơn về tâm hồn em về con người đích thực của em. Người con gái hỏi sóng hay đang tự hỏi chính mình:

“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”

cái giây phút giao duyên của đôi lứa. “Khi nào ta yêu nhau” tìm được một câu trả lời thật khó, bởi tình yêu là một hiện tượng, một thứ tình cảm khó có thể cắt nghĩa được. Bởi vậy trong bài thơ tình số 21 của thi hào Tagor đã viết rằng :

“Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu”

Câu thơ “khi nào ta yêu nhau” đã diễn tả đúng nỗi niềm điển hình của những trai gái đang sống trong tình yêu đẹp. Sóng vỗ “dữ dội - dịu êm” , “ồn ào - lặng lẽ”, sóng “dưói lòng sâu” “sóng” trên mặt nước”, sóng nhớ bờ, đó là biểu hiện của tình yêu và nỗi nhớ. Yêu chân thành tha thiết, nhớ bồi hồi triền miên. Nỗi nhớ ấy day dứt, dày vò, choán đầy cả không gian, thấm trong chiều sâu, bề rộng, trải trong chiều dài thời gian:

“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được”

Thật tự nhiên và thơ mộng, con sóng nhớ bờ nên ngày đêm sóng vỗ, sóng thao thức với thời gian và đại dương. Cũng giống như bên đợi thuyền, thuyền nhớ bến, lúc nào lòng người con gái cũng bồi hồi nhớ thương:

“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”

“Còn thức” tức là lúc nào em cũng nhìn thấy rõ hình bóng anh, ánh mắt anh ... Một tình yêu cuồng nhiệt, say mê. Con sóng khao khát được đến bờ để được vỗ về, ve vuốt:

“Hôn thật khẽ thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi”
(Xuân Diệu)

Cũng như “em” muốn được gần bên anh, được hoà nhịp vào trong tình yêu với anh. Tình yêu của người con gái thật mãnh liệt, nồng nàn. Sóng xa vời cách trở vẫn tìm được tới bờ, cũng như anh và em sẽ vượt qua mọi khó khăn để đến với nhau, để sống trong hạnh phúc trọn vẹn của lứa đôi.

“Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng nhỏ
Con nào cũng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”

Người con gái đã bày tỏ lòng mình một cách chân thành, say đắm, thắm thiết. Chân thật và thuỷ chung là đặc tính của tình yêu:

“Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương”.

Sóng đã bày tỏ nỗi lòng của người con gái, khát vọng được sống hết mình trong một tình yêu đẹp, sắt son thuỷ chung. Người ta thường nói xuôi vào Nam, ngược ra Bắc; nhưng ở đây, trong nỗi nhớ chất đầy nhà thơ lại dùng ngược lại. Từ đó nhà thơ đã nói đến nỗi nhớ bất chấp vạn vật, khoảng cách, tình yêu là sự gặp gỡ giữa hai tâm hồn không có giới hạn.

Cuối cùng sóng đã nói hộ nhà thơ nỗi khát vọng được sống trọn vẹn trong tình yêu. Tình yêu lứa đôi đẹp đẽ, nồng nàn như trăm ngàn con sóng nhỏ giữa đại dương mênh mông, muốn được hoà nhịp vào biển lớn của tình yêu cộng đồng:

“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”

Cả bài thơ, nếu kể đến nhan đề, thì tác giả đã mười một lần nhắc đến từ “sóng”. Sóng vỗ như tâm tình xôn xao. Sóng cho ta nhiều ấn tượng về âm điệu của sóng, cũng như giọng điệu tâm tình, nhịp điệu của bài thơ. Thơ hồn nhiên, liền mạch về cảm xúc, trong sáng trong cách diễn đạt của tác giả. Sóng vỗ trên đại dương mênh mông cũng chính là sóng vỗ trong lòng người con gái.

Từ hình tượng “sóng” Xuân Quỳnh cho ta thấy rõ vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. Với tình yêu chân thành, thắm thiết, người phụ nữ muốn sống hết mình, sống trọn vẹn trong tình yêu đẹp. Yêu là nhớ ngày mong đêm, người phụ nữ khát khao được hoà nhập gần gũi trong tình yêu ấy. Họ yêu thật nồng nàn, say đắm, thủy chung !

Xuân Quỳnh viết bài thơ này vào những năm 1967, khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam ở vào giai đoạn ác liệt, khi thanh niên trai gái ào ào ra trận “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, khi sân ga, bến nước, gốc đa, sân trường diễn ra những cuộc chia ly màu đỏ. Cho nên có đặt bài thơ vào trong hoàn cảnh ấy ta mới càng thấy rõ nỗi khát khao của người con gái trong tình yêu.

“Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được” .

Đọc xong bài thơ “Sóng” ta càng ngưỡng mộ hơn những con người phụ nữ Việt Nam, những con người luôn thuỷ chung, luôn sống hết mình vì một tình yêu. Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình yêu lứa đôi, bà đã làm phong phú hơn cho nền thơ nước nhà.

ĐẤT NƯỚC - Nguyễn Khoa Điềm –


I.9 câu thơ đầu :Cội nguồn của đất nước

"Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất nước có từ ngày đó"

1.Đoạn thơ được mở đầu bằng lời tâm sự về cội nguồn sinh thành của đất nước

"Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể “

Nhà thơ không nêu lên một điểm mốc thời gian cụ thể nào để nói về nguồn gốc của đất nước nhưng qua đó tác gải lại thể hiện được cảm xúc ngỡ ngàng đầu tiên của mỗi người khi tiếp nhận hai tiếng thiêng liêng ấy. Bằng cách nói tưởng chừng như trừu tượng, Nguyễn Khoa Điềm đã giúp ta cảm nhận được dòng thời gian đằng đẵng để thấy đất nước được hình thành từ quá khứ xa xôi. Đất nước còn hiện diện trong những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể


2.Đất nước còn nhập vào cuộc sống hiện tại và gắn liền với những gì gần gũi, thân thương nhất "Đất nước bất đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn"

Tác giả đã sử dụng những chi tiết, hình ảnh giàu sức gợi để tái hiện quá trình hình thành của đất nước. Miếng trầu bà ăn thật bình dị, thân quen nhưng cũng là biểu tượng cho triết lý nhân sinh sâu sắc của người VIệt, miếng trầu là biểu tượng cho tình nghĩa thủy chung của vợ chồng, của anh em. Hình ảnh miếng trầu gợi ta nhớ đến sự tích trầu cau chứa đựng những ý nghĩa sâu xa

"Tách riêng thì đắng thì cay
Hòa chung thì ngọt thì say lòng người
Tách riêng xanh lá bạc vôi
Hòa chung thắm đỏ máu người lạ chưa
Chuyện tình ngày xửa ngày xưa…"

Đồng thời miếng trầu còn là biểu hiện cho vẻ đẹp của thuần phong mĩ tục, cho bản sắc riêng của một dân tộc trọng tình nghĩa hơn của cải vật chất "Miếng trầu là đầu câu chuyện"

3.Bên cạnh đó hình ảnh cây tre cũng gợi những truyền thuyết xa xưa:" Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc". đọc câu thơ ta lại nhớ đến cậu bé làng Gióng vươn vai lớn lên thành tráng sĩ

"Nhổ bụi tre ngà đuổi giặc Ân"
(Tố Hữu)

Truyền thuyết xa xưa ấy thể hiện trọn vẹn tinh thần bất khuất, khát vọng tự do của một dân tộc và sự trưởng thành của một dân tộc biết cầm vũ khí để đấu tranh giành độc lập tự do

4.Đất nước còn hiện diện trong những sự vật bình thường thân thuộc trong cuộc sống quanh ta
"Tóc mẹ bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn"

Đất nước đã có trong câu chuyện của mẹ, miếng trầu của bà, có trong tình nghĩa đằm thắm của mẹ của cha, thậm chí chỉ một búi tóc sau đầu của mẹ cũng ẩn chứa linh hồn dân tộc bởi lẽ đây là quan niệm thẩm mĩ mang bản sắc dân tộc. Đất nước còn hiện diện trong nghĩa tình tưởng chừng gảin đơn, thủy chung, son sắt của cha với mẹ "gừng cay muối mặn" gợi liên tưởng đến câu ca dao chứa đựng niềm hạnh phúc ngọt ngào đầm ấm, bất chấp những gian khổ nhọc nhằn như

"Tay bưng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau"

5.Không chỉ khám phá cội nguồn của đất nước , Nguyễn Khoa Điềm còn khiến người đọc cảm nhận về công lao vĩ đại của nhân dân trên hành trình dựng nước và giữ nước

"Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng"

Đất nước được dựng nên từ trí tuệ, tâm huyết và đôi bàn tay cần cù, khóe léo của nhân dân. Bằng đôi bàn tay cần mẫn tài hoa họ đã dựng lên những ngôi nhà che mưa che nắng, dựng lên tổ ấm cho mình, đó cũng là khởi đầu cho không gian sống đầu tiên của đất nước. Cách nói này còn gợi cho người ta sự hình thành và phát triển ngôn ngữ khi con người biết đặt tên cho những sự vật xung quanh.

Đặc biệt hình ảnh hạt gạo " một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng" đã gợi lên cả một quá trình lao động bền bỉ và đầy sáng tạo của nhân dân. Thành ngữ "một nắng hai sương" diến tả những nhọc nhằn gian khổ của một dân tộc sinh sống bằng nghề trồng lúa nước. Những động từ "xay, giã, giần, sàng" gợi lại những vất vả gian nan và ca ngợi cả nét tài hoa tinh tế của người lao động Việt Nam. Chẳng biết qua bao thế hệ và trí tuệ của bao người mới có thể biến hạt gạo thành hạt thóc trắng ngần nuôi dưỡng chúng ta. Chỉ cần nhìn lại những vật dụng và quá trình làm ra hạt gạo, ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp bình dị mà vĩ đại của nhân dân. Có thể nói rằng mỗi dòng thơ đều gợi lên những công lao to lớn của nhân dân, bằng chính cuộc sống của mình, họ đã góp phần tạo lập và gìn giữ đất nước cho những thế hệ sau .

6. Đoạn thơ kết thúc bằng lời khẳng định "Đất nước có từ ngày đó". Cách nói tưởng như vô hình nhưng lại mở ra cả một trường liên tưởng. "ngày đó" là thời gian bao quát, là ngày mở đầu để hình thành nên đất nước. Không ai biết "ngày đó" bắt đầu từ bao giờ, chỉ biết rằng có từ rất xa xưa. Song có một điều rất rõ, trên hành trình của mấy ngàn năm lịch sử ấy, đất nước đã được tạo lập giữ gìn nhờ chính những những người bình thường. họ không để lại tên tuổi, nhưng bằng chính cuộc sống thầm lặng và sức lao động của mình họ đã dựng lên quê hương xứ sở


II.20 câu tiếp theo :Định nghĩa đất nước

"Đất là nơi em đến trường
Nước là nơi em tắm

Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ"

1.4 câu đầu
Không chỉ tìm về cội nguồn hình thành của đất nước, nhà thơ còn muốn nêu lên định nhĩa về hai tiếng thiêng liêng ấy

"Đất là nơi em đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất nước là nơi ta hẹn hò
Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm"

Hai tiếng "đất nước" khi thì được tách riêng, khi thfi được hợp lại nhưng đều gắn liền với không gian riêng tư gần gũi của mõi người. Đất nước không phải là một biên giới xa xôi trừu tượng, không phải là một cái gì đó vô hình, trái lại, đất nước hiện hữu ngay bên cạnh chúng ta, tồn tại nagy trong trái tim mỗi người. Đất nước là con đường nơi anh đến trường, nước là nơi em tắm táp nô đùa, cũng lòa nơi nảy sinh tình cảm ngọt ngào trong trắng của tuổi thanh xuân

Đất nước còn hiện hữu trong mảnh đất dưới chân người thiếu nữ khi cô đánh rơi chiếc khăn tay trong nỗi nhớ nhung da diết. Nguyễn Khoa Điềm đã rất khéo léo khi sử dụng chất liệu văn hóa dân gian

"Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất"

Từ cách sử dụng đó tác giả đã thể hiện tình yêu thương gắn bó với quê hương xứ sở
Có thể nói Nguyễn Khoa Điềm đã bộc lộ một cách nhin sâu sắc mới mẻ về đất nước bởi lẽ tình cảm thiêng liêng lớn lao ấy nhất thiết phải được hình thành từ những gì gần gũi thân thương nhất trong tâm hồn mỗi người, một nhà gáio dục nổi tiếng người Nga đã nói "Muốn dạy cho một đứa trẻ tình yêu đất nước thì trước hết hãy dạy cho nó biết yêu các bậu cửa nhà mình"

2. Đất nước không chỉ gắn với những kỉ niệm riêng của mỗi người mà đất nước còn là tài sản vô giá của cả dân tộc

"Đất là nơi "con chim phượng hòang bay về hòn núi bạc"
Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ"

Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng nhiều chất liệu của thần thoại, truyền thuyết để tái hiện sự hình thành không gian đất nước. Để có được không gian ấy phải trải qua thời gian đằng đẵng với bao nhiêu công sức thế hệ con người, họ đã tạo nên nơi sinh tụ cộng đồng dân tộc. như vậy đất nước vừa là cái gì đó nhỏ bé riêng tư của mỗi người lại vừa lớn lao của dân tộc.

3.4 câu tiếp theo

Nhà thơ đã sử dụng một cách sáng tạo truyền thuyền "con rồng cháu tiên " để gợi lại nguồn gốc cao quý của dân tộc

"Đất là nơi chim về
Nước là nơi rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng"

Câu thơ gợi lại niềm tự hào kiêu hãnh về nguồn gốc "con rồng cháu tiên" đó cũng là cưo sở để hình thành nên tình đồng bào thiêng liêng bền vững

4.7 câu cuối

Từ nguồn gốc cao quý của dân tộc, tác giả đã gợi lại công sức của bao thế hệ con người

"Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ"

Điệp khúc "những ai" trở đi trở lại trên các dòng thơ đã làm sống dậy hình ảnh của mấy ngàn lớp người không tiếc mồ hôi xương máu để tạo dựng và gìn giữ nước non này. Hệ thống từ ngữ chỉ thời gian "đã khuất", "bây giờ", "mai sau" được nhà thơ sử dụng để nối liền quá khứ, hiện tại, tương lai. Đóa là tình yêu và trách nhiêm của mỗi người đối với quê hương đất nước. Họ đã đón nhận và gìn giữ những gì của thế hệ đi trước để lại, và họ đã sáng tạo và hoàn thiện để lại cho thế hệ mai sau. Trong đó điều hệ trọng thiêng liêng nhất chính là tình cảm cội nguồn

"Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ"

Hai dòng thơ của Nguyễn Khoa Điềm đã mượn ý tứ của câu ca dao xưa

"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười"

Chỉ một câu ca dao cũng đủ nói lên sự gắn bó máu thịt của người Việt với quê hương đất nước . dù có bộn bề công việc, dù có ngược xuôi nơi nào, họ cũng luôn hướng vè cội nguồn, miền đất tổ linh thiêng đã trở thành biểu tượng, thành linh hồn của đất nước


III.13 câu tiếp theo : tình yêu trách nhiệm đối với quê hương đất nước

"Trong anh và trong em hôm nay
Đều có một phần đất nước

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời"

1.4 câu đầu

Từ cảm nhận về cội nguồn đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đã dẫn dắt người đọc đến một đinh nghĩa khái quát và sâu sắc : đất nước là sự hào quyện giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng

"Trong anh và trong em hôm nay
Đều có một phần đất nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm"

Tác giả đã khẳng đinh mối quan hệ hai chiều giữa con người và đất nước. Đất cn hiện diện ngay trong cuộc sống của mỗi người , gắn liền với những tình cảm riêng tư nhất. Ngược lại mỗi con người cũng bằng chính cuộc sống của mình đã góp phần tạo dựng và giữ gìn quê hương đất nước . Cho nên khi hai đứa "cầm tay" thì đất nước đã hòa quyện cùng tình yêu lứa đôi hài hó nồng thắm.

2. 2 câu tiếp

.Đất nước còn hiện diện trong khoảnh khắc
"Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn to lớn"

Đó là cảm giác ấm áp khi mỗi cá nhân được hào quyện vào cuộc đời chung. Khi đó đất nước vẹn tròn to lớn với tình đồng bào, tình dân tộc bền chắc thiêng liêng.

3 .3 câu tiếp.

Chính vì vậy đất nước là tài sản vô giá mà mỗi con người phải có trách nhiêmh truyền lại cho các thế hệ mai sau

"Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng"

Câu thơ chứa đựng niềm tin vào một tương lai tươi sáng đẹp đẽ. Hình ảnh "con ta" không chỉ gắn liền với hạnh phúc lứa đôi mà còn là biểu tượng cho ngày mai của quê hương xứ sở, nagy trong hiện tại đất nước còn chìm ngập trong máu lửa đau thương nhưng tác giả vẫn hướng về một ngày mai tươi sáng.

4. Từ những suy nghĩ ấy, nhà thơ đã nhắc nhở với mọi người gìn giữ và bảo vệ tổ quốc, làm bổn phận thiêng liêng của mỗi con người

"Em ơi em đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời"

Tác giả đã mượn lời tâm sự của một người yêu nói với người yêu để khẳng định trách nhiệm của mỗi người với quê hương đất nước. Đất nước là máu thịt, là cuộc đời, là tổ ấm của chính mình nên sự hiến dâng kia là tất yếu. cũng với lời tâm tình tha thiết nhà thơ đã mở đầu những dòng thơ bằng lời kêu gọi thức tỉnh lơng tri của những người Việt Nam chân chính.


IV.12 câu tiếp theo :cảm nhận Đất nước ở phương diện không gian địa lý, tư tưởng đất nước của nhân dân

"Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…"

Từ xưa đến nay, đất nước đã soi bóng vào biết bao nhêu sáng tác của các nhà văn nhà thơ: Xuân diệu đã viết về đất nước như một con tàu xé sóng ra khơi

"Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền xé sóng mũi Cà Mau"

Nhà thơ Chế Lan Viên cũng từng viết về đất nước đầy tự hào

"Tâm hồn tôi khi tổ quốc soi vào
Như ngàn núi trăm sông diễm lệ"

Nhưng có lẽ chưa có ai có cái nhìn bao quát và sâu rộng về đất nước như Nguyễn Khoa Điềm

1.4 câu đầu

Từ xưa đến nay, không gian địa lý vẫn được coi là yếu tố vật chất, cho nên nói đến phương diện này người ta thường nghĩ đến bàn tay cảy tạo hóa, còn ở đây Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến một cái nhìn độc đáo mới mẻ

"Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thành Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng lên đất tổ hùng vương"

Tác giả đã liệt kê những đại danh thắng cảnh nổi tiếng của đất nước nhưng không phải để ngợi ca thiên nhiên hào phóng mà hướng tới khẳng định công lao vĩ đại của nhân dân. Điệp từ "góp cho" biến mỗi câu thơ thành một lời khẳng định về những vai trò to lớn của con người nhỏ bé bình dị. chính họ bằng tình yêu và nỗi đau, nghị lực và sức sáng tạo của mình đã alfm nên linh hồn cho núi sông bờ cõi.

Đó là bao nhiêu thế hệ phụ nữ từng nhớ thương chờ đợi, từng chung thủy tha thiết đã góp cho đất nước những núi Vọng Phu. Bởi lẽ nếu không có tình yêu của họ thì núi mãi mãi chỉ là núi đá, vô tri vô giác chứ đâu phải là nhgf hòn Vọng Phu vòi vọi ngắm trông. Cũng như phải có nghĩa tình đằm thắm của những cặp vợ chồng yêu nhau thì mới có những đôi trống mái điểm tô cho không gian đất nước. Chính ánh mắt của những con người tràn đầy niềm tin vào hạnh phúc, vào sức mạnh của yêu thương đã phát hiện và góp cho đất nước những biểu tượng ngọt ngào kia.

Không chỉ thế trí tưởng tượng phong phú và tinh thần tự hào dân tộc còn sáng tạo nên những truyền thuyết cho từng mảnh đất trở nên thiêng liêng vô giá. Những ao hồ không còn là sản phẩm của tự nhiên mà đã in dấu vết chân ngựa của người anh hùng làng Gióng. Đó là chứng tích của những truyền thống bất khuất, khát vọng tự do.

Có thể nói rằng chính những con người bình dị "vô danh như cát", "Sống trong cát, chết vùi trong cát-Những trái tim như ngọc sáng ngời" (Tố Hữu) đã góp cho đất nước không phải những chiến công hiển hách mà bằng chính cuộc sống tâm hồn phong phú, bằng sự hi sinh thầm lặng của mình. Chính nhân dân qua bao thế hệ đã bằng xương máu của mình mà đặt tên cho hình sông thế núi, tạo nên một đất nước đằm thắm nghĩa tình thủy chung. Đất nước có khi hiện hình trong đau buồn với những núi Vọng Phu, đất nước đằm thắm nghĩa tình ở hòn Trống Mái , đất nước trỗi dậy thành những nét kì vĩ nơi gót ngựa thành gióng đi qua để lại…Từ điểm nhìn từ thiên nhiên kì thú, Nguyễn Khoa Điềm đã dạy cho ta cách "cảm" để yêu thêm vẻ đẹp của đất nước muôn đời .

2.4 câu tiếp

Công lao vĩ đại của người dân còn được phản chiếu qua mọi chiều không gian địa lý này

"Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho nước mình núi Bút, non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cũng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm"

Không gian được mở rộng tới vô cùng vô tận và ở nơi nào nhà thơ cũng chỉ cho ta thấy bằng chứng về sức sáng tạo của nhân dân. Qua cái nhìn của họ, những dòng sông hóa thành nguồn sống bồi đắp nên bờ bãi ruộng đồng phì nhiêu. Đến những người học trò nghèo cũng góp cho quê hương những núi Bút non Nghiên bằng ước mơ khát vọng của mình.

Đặc biệt Nguyễn Khoa Điềm liệt kê hàng loạt những đại danh mang sắc thái riêng của miền Nam để lần nữa khẳng định vai tò to lớn của nhân dân tên hành trình dựng nước giữ nước : Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm. Phải chăng đso là những người đầu tiên có công khai phá để đất đai hoang vu thành đồng ruộng xóm thôn. Có thể họ đã xa khuất từ bao giờ nhưng tên tuổi của họ đã làm nên linh hồn cho những miền quê ấy.

Những tầng tầng lớp lớp đại danh được bày biện trên trang giấy, chỉ thế thôi cũng đã tái hiện được một Việt Nam đẹp đẽ, dải đất "hình tia chớp" mà đi đâu ta cũng thấy biết bao nhiêu danh lam thắng cảnh. Bằng bút pháp liệt kê Nguyễn Khoa Điềm đã dẫn dắt người đọc đi khắp chiều dài đất nước từ Bắc xuống Nam, từ rừng xuống biển. Mọi nơi trên đất nước , từ tên đất, tên sông, tên núi, tên gò bãi…đều có sự góp phần của những người "không ai nhớ mặt đặt tên" những chính họ đã "gắn bó và san sẻ", đã "hóa thân cho dáng hình xứ sở", để tên người đã hóa thành tên của đất

3. 4 câu cuối

Từ hệ thống dẫn chứng đầy sức thuyết phục ấy, Nguyễn Khoa Điềm đã khái quát một chân lý

"Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…"

Đoạn thơ có sự hòa quyện giữa chất tữ tình đằm thắm tha thiết và chất chính luận sắc sảo. nó không chỉ mang đến một cách nhìn độc đáo về núi sông rừng biển mà còn đánh thức trong tâm hồn mỗi con người tình yêu quê hương xứ sở, lòng biết ơn đối với ông cha bởi lẽ nơi nào cũng in đậm dấu ấn của mấy nghìn thế hệ đi trước . mỗi dòng sông con suối, mỗi dáng núi hay bờ bãi ruộng đồng đều có phần máu thịt của người xưa. Họ đã khai phá đất đai bằng đôi abfn aty cần mẫn. Họ đã mang tất cả tình yêu dồn cho đất đai sông núi để truyền lại cho các thế hệ sau không gian địa lý phong phú, đẹp đẽ này. Chính vì vậy mỗi tấc đất là thiêng liêng vô giá.

Chính nhân dân đã tạo đựng nên đất nước này, đã đặt tên đã ghi dấu ấn của cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, con sông, tấc đất. nhưng không phải cũng có thể lắng nghe và cảm hiểu được linh hồn của đất đá vô tri, không phải bất cứ ai cũng nhìn thất những bóng dáng cuộc đời của nhân dân trong hình sông thế núi. Vì thế vẻ đẹp của đoạn thơ được làm nên từ vẻ đẹp của một tâm hồn lịch lãm , sâu sắc của một thi sĩ nhìn đất nước bằng sự tải nghiệm, tấm tình sâu nặng đối với nhân dân vô danh.


V.26 câu tiếp theo :Đất nước ở phương diện lịch sử

"Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để đất nước này là đất nước nhân dân"

Khi tái hiện lịch sử, nhiều nhà văn nhà thơ khác thường nhắc tới những triều đại vàng son,những vĩ nhân được lưu danh trong sử sách. Trong bình ngô đại cáo, Nguyễn Trãi từng tạ hào khẳng định :"Từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời gây nền độc lập - Cùng hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương". Nhà thơ Chế Lan Viên cũng từng dặt câu hỏi :"Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?" và cũng tự trả lời

"Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nuyễn Du viết Kiều và đất nước hóa thành văn
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa bắc
Hưng đạo đại vương diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng"

1.5 câu đầu

Còn ở đây, Nguyễn Khoa Điềm muồn hướng người đọc đến một đối tượng khác

"Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm đất nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái con trai bằng tuổi chúng ta"

Tác giả muốn hướng người đọc đến những con người không trực tiếp hiện diện thậm chí có vẻ lặng lẽ trên hành trình mấy ngàn năm dựng nước nhưng chính họ đã sáng tạo nên lịch sử của đất nước. Trong mấy ngàn lớp người nối tiếp nhau không dứt ấy, tác giả "Đất nước" đặc biệt đề cao thế hệ trẻ vì chính họ là tương lai của đất nước. Họ gánh phần người đi trước để lại, tiếp nối phát huy truyền thống của cha anh để rồi họ giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ sau.

2. 4 câu tiếp theo

Bằng cách nói giản dị dân dã, Nguyễn Khoa Điềm đã khám phá và khẳng định đóng góp to lớn của những con người bình thường lặng lẽ

"Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh"

Với đôi bàn tay cần cú nhẫn nại, họ đã khai phá đất đai, mở mang bờ cõi, tạo nên ruộng đồng bờ bãi xóm thôn. Không chỉ dựng nước họ còn góp xương máu để giữ gìn bảo vệ tổ quốc. Họ tự nguyện đảm đương xứ mệnh thiêng liêng một cách tự nguyện như thể đó là điều tất yếu. những người con trai cầm vũ khí ra trận bảo vệ quê hương xứ sở, những người vợ những người mẹ vượt lên nỗi đau, nỗi cô đươn thương nhớ âu lo để đảm đang, gánh vác trọn vẹn việc nhà

Đặc biệt tác giả đã nhấn mạnh một truyền thống quý báu của người phụ nữ Việt Nam :đó tinh thần bất khuất kiên cường :"Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh". Lời thơ như gợi lại vóc dáng của Bà Trưng Bà Triệu và anh hùng liệt nữ đã làm nên những trang sử hào hùng cho dân tộc.

3.9 câu tiếp

Chính vì vậy khi nhớ về quá khứ, Nguyễn Khoa Điềm đã làm sống dậy hình ảnh của mấy ngàn lớp người vô danh

"Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều người anh hùng cả anh và em đều nhớ
Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái con tải
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm nên đất nước "

Nhà thơ không nhắc lại tên tuổi của những vĩ nhân thường được lưu danh trong sử sách bởi lẽ đó là những anh hùng mọi người đều biết, công lao của những vĩ nhân ấy đã được ca ngợi tôn thờ. ở đây Nguyễn Khoa Điềm muốn tô đậm tầm vóc lớn lao phi thường của những con người nhỏ bé, bình thường. Họ chính là nhân dân, là bốn nghìn lớp người chính bằng cuộc sống của mình đã làm nên đất nước

Trong chính những câu thơ này, Nguyễn Khoa Điềm đã phát hiện nét đẹp đặc trưng của tâm hồn họ :Đó là sự giản dị, hi sinh thầm lặng, nhân dân không ồn ào phô trương, không tô vẽ cho mình. Nhưng chính điều đó khiến nhân dân trở nên to lớn vĩ đại. Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia. Họ lặng lẽ tạo dựng và gìn giữ cho ta tài sản vô gái này. Vẻ đẹp thầm lặng bình dị này của nhân dân cũng đã được nhà thơ Nguyễn Duy ca ngợi

"Và vì thế nhân dân thường ít nói
Như mẹ tôi lặng lẽ suốt đời
Và như thế nhân dân cao vòi vọi
Hơn những ngôi sao trơ trọi cuối trời"

4. 8 câu cuối

Công lao vĩ đại của nhan dân sẽ được nhà thơ chứng minh bằng hàng loạt dẫn chứng cụ thể, giàu sức thuyết phục

"Họ giữ và truyền cho ta hạt lúata trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từhòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên làng tên xã trong mỗi chuyến di dân
Họ dắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để đất nước này là đất nước nhân dân"

Không phải ngẫu nhiên mà tất cả các dòng thơđều bắt đầu bằng điệp từ "họ". Bằng cách nói này Nguyễn Khoa Điềm lại một lần nữa khắc sâu ấn tượng về vai trò không thể thiếu của nhân dân. Nhân dân không chỉ làm nên lịch sử mà còn sáng tạo mội giá trị vật chất, tinh thần cho đất nước

Điệp khúc "truyền cho" gợi liên tưởng đến một cuộc tiếp sức vĩ đại trên hành trình mấy ngàn năm lịch sử đằng đẵng. bằng hệ thồng hình ảnh giàu ý nghĩa ẩn dụ sâu xa,tác giả đã khám phá và ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân. Đó là hình ảnh "hạt gạo" bé nhỏ bình thường nhưng đã kết tinh sức lực, tâm huyết trí tuệ của bao nhiêu thế hệ con người. Ai đã là người tìm ra cây lúa giữa hàng ngàn loài cây hoang dại khác?. Ai là người đã tìm ra cách gieo cấy vun trồng để có được vụ mùa đầu tiên? Và ai đã rìm ra cách xay giã giần sàng biến hạt lúa kia thành hạt gạo trắng ngần. Hành trình ấy đòi hỏi phải có sự tiếp nối của nhiều thế hệ, người đi trước tích lũy kinh nghiệm và truyền lại, người đi sau đón nhận, sáng tạo và hoàn thiện…

Nhân dân giữ gìn và truyền cho ta ngọn lửa. Đó là ngọn lửa được thắp lên cho mỗi ngôi nhà, ngọn lửa mang theo hơi ấm và sự sống cho con người. Song đó cũng là ngọn lửa biểu tựng cho tình cảm cộng đồng ấm áp "tối lửa tắt đèn có nhau" của người Việt

Song có lẽ công lao vĩ đại nhất của nhân dân chính là sự gìn giữ và bảo tồn tiếng mẹ đẻ, linh hồn của dân tộc. Chiến công phi thường ấy được nhà thơ thể hiện bằng hình ảnh rất đôic thân quen, bình dị "Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói. Đó là hình ảnh những người cha người mẹ dạy con mình bập bẹ ngh tiếng nói đầu tiên. Bằng hình ảnh tưởng chừng như chẳng có gì đáng kể ấy, họ đã gìn giữ tiếng mẹ đẻ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phải nhìn về quá khứ mới nhing thấy hết công lao của nhân dân :1000 năm bấc thuộc, 100 năm Pháp thuộc, kẻ thù tìm mọi cách để đồng hóa, để xóa đi bản sắc riêng của dân tộc này. Vậy mà ông cah ta vẫn gìn giữ vẹn nguyên tiếng Việt.

Cội nguồn để tạo nên sức mạnh kì diệu ấy chính là tình yêu thắm thiết sâu nặng dành cho quê hương xứ sở. Khi khai pahs những vùng đất mới, họ không chỉ gánh trên vai những vật dụng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày mà còn mang theo cả tên làng, tên xã, tình quyến luyến với quê hương, thủy chung với cội nguồn và cũng là truyền thống của người Việt

Bằng sức mạnh của tình yêu đất nước, nhân dân đã tạo nên không gian địa lý, khai phá ruộng đồng cho các thế hệ sau "trồng cây hái trái". Câu thơ đã tái hiện lại bao nhiêu thế hệ đã đổ mồ hôi, góp công sức cho những dải đê điều, mương máng bao quanh những xóm làng bừa bãi.
Không chỉ tạo dựng ruộng đồng, núi sông, bờ cõi, gìn giữ những truyền thống đạo đức, nhân dân còn góp phần vào sự nghiệp giữ nước

"Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để đất nước này là đất nước nhân dân"

Tác giả đã khái quát và ngợi ca lịch sử hào hùng của một dân tộc trên suốt hành trình dựng nước và giữ nước. Dân tộc ấy chưa bao giờ chịu cúi đầu khuất phục trước bất kỳ thế lực nào. Nhân dân không chỉ đánh đuổi ngoại xâm để giành lấy tự do mà còn tiêu diệt nội thù để đất nước hòa bình, thống nhất. nhân dân đã tạo lập và truyền lại cho ta đất nước của nhân dân hiền hòa, bình dị mà anh hùng, quật cường như nhà thơ Huy Cận từng ca ngợi

"Sống vững chãi 4000 năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay miệt mài bút hoa
Trong lạ thực sáng hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái, chan hòa"


VI.9 câu cuối :Cảm nhận đất nước về bề sâu văn hóa

"Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết yêu em từ thưở trong nôi

Người đến hát chèo đò vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi"

1.Câu đầu tiên

Tư tưởng đất nước của nhân dâncòn được tác giả khắc họa rõ nét trong đoạn thơ cuối

"Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại"

Dòng thơ đầu tiên được ngắt thành hai vế, mỗi vế là một lời khẳng định về bản sắc riêng của nước Việt. Đó là đất nước của nhân dân, do nhân dân tạo lập, gìn giữ. Đó cũng là nước Việt của ca dao thần thoại. không phải ngẫu nhiên tác giả nhắc tới 2 thể loại tiêu biểu nhất của văn học dân gian. Thần thoại thể hiện cuộc sống qua trí tưởng tượng bay bổng của nhân dân. Còn ca dao bộc lộ thế giới tâm hồn của nhân dân với tình yêu thương, với sự lãng mạn cùng với tinh thần lạc quan. Đó là những tác phẩm do nhân dân sáng tạo, lưu truyền và có khả năng phản chiếu tâm hồn, bản sắc dân tộc

2.4 câu tiếp

Cho nên Nguyễn Khoa Điềm đã mượn ý tứ của những câu ca dao quen thuộc để khám phá nhiều nắt đặc trưng trong tính cách, tâm hồn người Việt

" Dạy anh biết yêu em từ thưở trong nôi
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre mà đợi ngày thành gậy
Đi trả thù không sợ dài lâu"

Nhân dân dạy ta biết yêu thương lãng mạn, đắm say thủy chung với những câu ca

"Yêu em từ thưở trong nôi
Em nằm em khóc anh ngồi anh ru"

Đây là phát hiện mới của Nguyễn Khoa Điềm. Bởi lẽ từ xưa đến nay nói đến nhân dân ng ta thường nghĩ đến những phẩm chất cần cù chịu khó, bất khuất kiên cường. còn ở đây tác giả lại ngợi ca vẻ đẹp trẻ trung lãng mạn trong tình yêu, những mối tình từ thưở ấu thơ, từ thời "thanh mai trúc mã"

Nhân dân gìn giữ và truyền lại cho ta quan niệm sống đẹp đẽ, sâu sắc :"Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội". Nhà thơ đã mượn ý tứ câu ca dao "Cầm vàng mà lội qua sông - Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng" để ngợi ca truyền thống trọng tình nghĩa của ông cha ta. Dẫu phải sống trong cuộc sống triền miên khó khăn, nhọc nhằn, thiếu thốn nhưng nhân dân vẫn đề cao tình nghĩa hơn của cải vật chất

Nói đến bản sắc riêng của tâm hồn dân tộc không thể không nói đến sự bền bỉ phi thường trong chiến đấu

"Biết trồng tre mà đợi ngày thành gậy
Đi trả thù không sợ dài lâu"

Hai câu thơ đã gợi lại biết bao cuộc kháng chiến giữ nước trường kì của nhân dân từ thưở lập nước, ông cha ta đã luôn phải đương đầu với nạn ngoại xâm. Cuộc chiến đấu giành độc lập tự do nào cũng kéo dài hàng chục năm, hàng trăm năm. Sau cả nghìn năm bắc thuộc nhân dân vẫn đứng lên giành chủ quyền, 10 năm chống Minh, 80 năm chống Pháp, 30 năm chống Pháp-Mĩ…thử hỏi nếu không có sự kiên trì bền bỉ và khát vọng tự do mãnh liệt, dân tộc bé nhỏ này làm sao có thể vượt qua bao nhiêu khó khăn gian khổ, mất mát hi sinh.

3.4 câu cuối

Từ niềm tự hào về nhân dân tác giả đã thể hiện niềm tin vào một tương lai tươi sáng, thanh bình cho đất nước

" Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về đất nước mình bắt lên câu hát
Người đến hát chèo đò vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi"

Nghệ thuật đối lập ở hai câu đầu cho thấy tâm hồn lãng mạn, yêu ca hát của người Việt. dòng sông trước khi vào nước mình chỉ đơn thuần là bắt nước còn khi vào đến nước mình thì dòng sông ấy bắt lên câu hát. Câu thơ gợi cho ta nhớ đến những điệu hò hùng tráng trên sông Mã, ca Huế ngọt ngào trên sông Hương và điệu hò kéo lưới mạnh mẽ ở miền trung, hay đờn ca tài tử tha thiết ở miền Nam. Sự tương phản giữa hai hình ảnh "chèo đò, kéo thuyền vượt thác" và "câu hát" đã ca ngợi tinh thần lạc quan bất diệt của dân tộc. cuộc sống dẫu còn nhiều khó khăn gian khổ nhưng nhân dân chưa bao giờ mất niềm tin và hi vọng. hình ảnh dòng sông bắt lên câu hát gợi "trăm màu" đã ẩn dụ cho một ngày mai tươi sáng cho quê hơng đất nước.

Bài đăng Phổ biến