Trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010

Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát.

Ý Chính............
Bãi cát lại bãi cát dài => Ẩn dụ về con đường duy nhất để "lên đời" trong xã hội pk thối nát.
Đi 1 bước như lùi 1 bước. => Bế tắc.
Mặt trời đã lặn chưa dừng được.
Lữ khách trên đường nước mắt rơi. => không có lối thoát.
Không học được tiên ông phép ngủ , => Điển tích ( SGK có )
Trèo non , lội suối , giận khôn vơi ! => Giận bản thân vì đã trót bước chân vào đây.
Xưa nay phường danh lợi ,
Tất tả trên đường đời . => Danh lợi làm người ta thêm khổ - Tóc bạc rồi túi vẫn đầy tham!
Đầu gió hơi men thơm quán rượu ,
Người say vô số , tỉnh bao người ? => Số người biết tự chủ trước danh & lợi là rất ít. Phần lớn đều bị xoay theo lòng tham + danh lợi.
Bãi cát dài , bãi cát dài ơi !
Tính sao đây ? Đường bằng mờ mịt , => Cảm thấy không còn chốn dung thân. Chán nản + mệt mỏi.
Đường ghê sợ còn nhiều , đâu ít ?
Hãy nghe ta hát khúc " đường cùng " ,
Phía bắc núi Bắc , núi muôn trùng ,
Phái nam núi Nam , sóng dào dạt . => Phía trước... phía sau... mù mịt... xa xôi... đây là "bước đường cùng" của kẻ hám cầu danh lợi.
Anh đứng làm chi trên bãi cát ? => Hình ảnh kết đọng cao nhất là một con người đã mất hết ý niệm về thời gian vì những cuộc đi, lại mất luôn cả ý niệm về phương hướng vì không còn có không gian xoay trở. Đấy là con người mất ý thức về lẽ tồn tại. Nhưng câu cuối cùng của bài thơ là một câu hỏi, cho nên cần hiểu : trong cảnh ngộ tuyệt vọng, con người này vẫn luôn luôn băn khoăn thắc mắc mà không giải đáp nổi vì sao và do đâu mình lại tự đánh mất lý do tồn tại của mình.

Bài Xịn Đây:
Bài ca ngắn đi trên cát dựng lên hình tượng một con người đi giữa một bãi cát mênh mông, mỗi bước chân đều bị lún xuống cát, cho nên hễ tiến lên một bước lại phải lùi lại một bước. Ngay từ đầu, bài thơ đã sử dụng điệp âm, và điệp âm đặt trong cách ngắt nhịp 2/3 liên tiếp trong hai câu thơ năm chữ đã gợi lên cái cảm giác của bước chân người đi luôn luôn bị kéo giật lại :

Trường sa / phục trường sa,
Nhất bộ / nhất hồi khước.
(Cát dài / bãi cát dài,
Mỗi bước / lùi một bước)3

Con người đi trong trạng thái bất thường như thế tất nhiên là đi liên miên suốt đời mà không bao giờ thấy đích. Anh ta không còn chút ấn tượng nào về thời gian, về sáng tối. Chỉ có nỗi phiền muộn cứ chất mãi lên trái tim anh :

Nhật nhập hành vị dĩ,
Khách tử lệ giao lạc.
(Mặt trời đã lặn đi chưa nghỉ,
Bộ hành nước mắt lã chã rơi).

Bài thơ cho thấy, chỉ mới ở tuổi trong ngoài ba mươi, Cao Bá Quát đã cảm nhận được sự bế tắc cùng cực của một loại hình nhà nho không hợp khuôn với chế độ hiện hành. Nhà thơ tự đặt ra một lối thoát là trong cuộc đi vô tận đó, nếu người ta có thể ngủ đi được theo phép “thụy du” của những ông tiên thì may ra mọi nỗi thống khổ mới chấm dứt. Tiếc thay phép thụy du đối với những người vốn đã quá tỉnh lại chẳng có chút gì hiệu lực. Vì thế, càng đi trong sự tỉnh táo thì mọi nỗi oán hận trong lòng người đi chỉ càng thêm chất chồng :

Quân bất học tiên gia mỹ thụy ông,
Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng ?
(Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non lội suối giận sao nguôi ?)

Và nhà thơ lại thử làm một phép so sánh giữa loại “hành nhân” đáng gọi là tỉnh kia với vô số những người ngược xuôi vì danh lợi, thì hóa ra số người tỉnh rất ít, còn tất cả bọn họ đều là người say :

Cổ lai danh lợi nhân,
Bôn tẩu lộ đồ trung;
Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu,
Tỉnh giả thường thiểu, túy giả đồng.
(Xưa nay phường danh lợi,
Bôn tẩu trên đường đời;
Gió thoảng hơi men trong quán rượu,
Say cả hỏi tỉnh được mấy người ?)

Sự đối lập thức / ngủ và tỉnh / say thực ra chỉ là những biện pháp loại trừ nhằm giới hạn dần và soi tỏ từng bước đặc trưng loại biệt của đối tượng. Và đến đây, cảm hứng về một con người lầm lũi đi không biết tháng biết năm, đi mà không bao giờ tới đích, đi nhưng vẫn cứ như dẫm chân tại chỗ… ở đầu bài thơ được tiếp thêm bởi cái cảm hứng về sự cô đơn tuyệt đối của chính người bộ hành ấy, đã nâng hình tượng trữ tình của bài thơ lên mức một ẩn dụ có sức ám ảnh ghê gớm : người hành nhân ấy vẫn cứ đang mải miết đi, nhưng nhìn lên phía Bắc thì muôn ngọn núi lớp lớp đã sừng sững chắn mất lối; ngoảnh về Nam, núi và sóng hàng muôn đợt cũng đã vây phủ lấy mình. Và nhìn khắp bốn phía, thì nào có còn ai, chỉ còn độc một mình mình đứng trơ trên bãi cát. Bài thơ mở đầu bằng một câu vần bằng và ba câu vần trắc, đều là câu năm chữ, như muốn ném ra giữa cuộc đời một nhận xét chua chát về sự cố gắng tìm đường vô ích. Kế tiếp là hai cặp câu vần bằng dài - ngắn và hai cặp câu vần bằng xen trắc, cùng dài nhưng khác vần, biểu hiện những quặn khúc trong quá trình cọ xát với thực tiễn của chủ thể trữ tình / con người lặn lội tìm đường một cách hoài công :

Quân bất học tiên gia mỹ thụy ông,
Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng/
Cổ lai danh lợi nhân,
Bôn tẩu lộ đồ trung/
Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu,
Tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng/
Trường sa trường sa nại cừ hà !
Thản lộ mang mang úy lộ đa/

Thế rồi ở phần cuối, bài thơ kết thúc bằng một câu vần bằng và ba câu vần trắc bảy chữ, báo hiệu một cái gì đang thắt lại trong tư tưởng, là cái tuyên ngôn “cùng đường” của nhà thơ. Phép điệp âm ở đây lại được sử dụng tiếp, cài vào nhau, đan chéo nhau, đẩy cảm giác nhức nhối đến cùng tột :

Thính ngã nhất xướng “cùng đồ” ca :
Bắc sơn chi Bắc / sơn vạn điệp,
Nam sơn chi Nam / ba vạn cấp;
Quân hồ vi hồ sa thượng lập ?
(Nghe ta ca “cùng đường” một khúc :
Phía Bắc núi Bắc / núi muôn lớp,
Phía Nam núi Nam / sóng muôn đợt;
Sao mình anh trơ trên bãi cát ?)

Hình ảnh kết đọng cao nhất là một con người đã mất hết ý niệm về thời gian vì những cuộc đi, lại mất luôn cả ý niệm về phương hướng vì không còn có không gian xoay trở. Đấy là con người mất ý thức về lẽ tồn tại. Nhưng câu cuối cùng của bài thơ là một câu hỏi, cho nên cần hiểu : trong cảnh ngộ tuyệt vọng, con người này vẫn luôn luôn băn khoăn thắc mắc mà không giải đáp nổi vì sao và do đâu mình lại tự đánh mất lý do tồn tại của mình.

SA HÀNH ĐOẢN CA

a)Bốn câu đầu:Những yếu tố tả thực và tượng trưng trong lời thơ:

“Bãi cát,bãi cát dài!
…….
Khách bộ hành nước mắt tuôn rơi”

-Bốn dòng thơ trên tả thực cảnh đi trên bãi cát.Đi trên cát đã khó, xét về hông gian thì đường xa, xung quanh thì lại bị vây bởi núi, sông, biển; xét về thời gian thì mặt trời đã lặn mất mà vẫn tất tả đi .Như vậy bãi cát là hình ảnh tả thực, gợi lên một không gian và thời gian đầy khó khăn, nhọc nhằn.Đó không chỉ là con đường thực mà còn là con đường hiểu theo nghĩa tượng trưng. Nóp biểu tượng cho con đường xa xôi, mờ mịt và còn biểu trưng cho con đường đời, con đường công danh nhọc nhằn của tác giả và của biết bao trí thức đương thời.

- Trên bãi cát ấy là hình ảnh một con người-nhà thơ , người đi trên bãi cát dài.Hình ảnh người đi trên bãi cát cũng là hình ảnh mang tính chất biểu trưng.Đó là hình ảnh của người đi tìm chân lí giữa cuộc đời.
- Cùng với hình ảnh bãi cát dài là hình ảnh con đường cùng.Đó là hình ảnh “đường ghê sợ” , “Phía Bắc, núi Bắc núi muôn trùng. Phía Nam, núi Nam, sóng dào dạt”. Đó cũng là hỉnh ảnh tượng trưng cho con đường đời không lối thoát.


b)Sáu câu tiếptheo:Suy nghĩ của Cao Bá Quát về danh lợi.

-Hai dòng thơ: “Không học được tiên ông phép ngủ-Trèo non, lội suối giận không nguôi” thể hiện nỗi chán nản của tác giảvì tự mình phải hành hạ thân xácđể theo đuổi công danh.
-Bốn dòng tiếp theo: “Xưa nay phường danhlợi-Bôn tẩu trên đường đời-Gió thoảng hơi men trong quán rượu-Say cả hỏi tỉnh được mấy người” nói về sự cám dỗ của bả công danh đối với người đời. Hình ảnh người đời thấy ở đâu có quán rượu ngon đều đổ xô đến, mấy ai tỉnh táo thoát khỏi sự cám dỗ của rượu.Danh lợi cũng là một thứ rượu dễ làm say lòng người.

=> Sáu dòng thơ này chuẩn bị cho kết luận của tác giả là cần phải thoát ra khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa. Cái nhìn xa rộng của Cao Bá Quát chính là ở chỗ đã nhận thấy rõ tính chấtvô nghĩa của lối học hkoa cử, con đường công danh theo lối cũ:Học- thi-làm quan.Với tầm nhìn xa trông rộng đó Cao Bá Quát đã thấy được sự lạc hậu của học thuật đương thời nói riêng, sự bảo thủ, trì trệ của nhà Nguyễn nói chung. Với nhân cacxh1 cao đẹp, CBQ đã thể hiện thái độ phê phán những kẻ tất tả trên con đường danh lợi, đồng thời cũng tự cảnh tỉnh mình trước cái bả công danh.


c) Phần còn lại:Tâm trang- tầm tư tưởng của CBQ.

- Bên cạnh ý nghĩa tả thực, bãi cát còn có ý nghĩa biểu tượng, thể hiện tâm trạng của nhà thơ. Đó là tâm trạng đầy mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa khát vọng công danh, phú quý với thực chất của bả vinh hoa. Qua hình tượng thơ, tác giả cho người đọc thấy được tính chất vô nghĩa của con đường khoa cử, con đường công danh theo lối cũ. Con đường mà nhà thơ đang đi ấy được gọi là con đường cùng.Copn đường ấy lhông thể giúp ông đạt được lý tưởng cao đẹp của mình. Nếu đi tiếp, rất có thể ông cũng chỉ là một phường danh lợimà ông từng khinh miệt.Nhưng nếu dừng lại, ông cũng không biết mình sẽ đi đâu, về đâu. Có cả một khối mâu thuẫn đang đè nặng lên tâm hồn tác giả lúc này. Nuối tiếc vì con đường đau khổ, mờ mịt nhưng lại quá đẹp đẽ, cao sang. Thôi thì đành đứng chôn chân trên bãi cát.

- Qua những câu thơ cuối, nhà thơ như muốn nhắn nhủ với người đời: hãy dũng cảm dứt bỏ con đường công danh vô nghĩa, tự tìm cho mình một con đường đi đúng để thực hiện lí tưởng cao đẹp.



2/NGHỆ THUẬT:

a) Xây dựng hình ảnh vừa có nghã tả thực vừa có nghĩa tượng trưng:
-Hình ảnh bãi cát dài mênh mông.
-Hình ảnh người đi trên bãi cát.
-Hính ảnh con đường cùng.

b)Nghệ thuật sử dụng các đại từ xưnmg hô:
“Khách”, “Quân”, “Ngã”, “Anh”; tất cả đều để chỉ bản thân tác giả.
* Khi gọi là “khách’ nhà thơ nhìn mình như một người khác.
*Khi gọi là “anh” nhà thơ như đối thoại với mình.
*Khi gọi là “ngã”, tác giã như muốn trực tiếp thổ lộ.
Các cách xưng hô thể hiện thái độ trăn trở, bức xúc trên con đường công danh , sự nghiệp.

c) Nhịp điệu bài thơ: Cách ngắt nhịp thơ rất tự do, có thể là:
-2/3: “Trường sa/ phục trường”
-3/5: “Quân bất học/ tiên nga mĩ thụy ông”
-4/3: “Phong tiền tửu điếm/ hữu mĩ tửu”
=>Nhịp thơ thay đổi như vậy để diễn đạt sự gập ghềnh, trúc trắc của những người bước đi trên bãi cát dài, tượng trưng cho con đường công danh đầy nhọc nhằn, chông gai. Nhịp điệu ấy cũng thể hiện được tâm trạng trĩu nặng suy tư của nhà thơ về con đường danh lợi mà nhà thơ đang đi.

Những cảm nhận sâu sắc của anh chị qua tìm hiểu cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước, nhà văn hóa cận đại của Việt Nam sinh ngày 1 tháng 7 năm 1822 tại làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) và mất ngày 3 tháng 7 năm 1888 tại Ba Tri, Bến Tre.

Tiểu sử
Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu sớm trải qua những chuỗi ngày gia biến và quốc biến nghiêm trọng đã tác động đến nhận thức của ông. Ngay từ nhỏ, Nguyễn Đình Chiểu đã theo cha chạy giặc.

Năm 1833, Nguyễn Đình Huy (cụ thân sinh của Nguyễn Đình Chiểu) gửi Nguyễn Đình Chiểu cho một người bạn ở Huế để ăn học.

Năm 1843 ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định, năm 1847 ông ra Huế học để chờ thi khoa Kỷ Dậu 1849. Nhưng sau đó, mẹ ông mất, ông trở về chịu tang mẹ, dọc đường vất vả lại thương mẹ khóc nhiều nên ông bị bệnh rồi mù cả đôi mắt. Về quê, chịu tang mẹ xong, ông lại bị một gia đình giàu có bội ước. Từ ấy ông vừa dạy học vừa làm thơ sống giữa tình thương của mọi người. Về sau có người học trò cảm nghĩa thầy đã gả em gái. Nhân dân thường gọi ông là Đồ Chiểu hay Tú Chiểu.

Khi Pháp xâm chiếm Gia Định, ông về ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, tiếp tục dạy học và làm thuốc. Vốn nhiệt tình yêu nước, ông liên hệ mật thiết với các nhóm nghĩa binh của Đốc binh Nguyễn Văn Là, lãnh binh Trương Định. Ông tích cực dùng văn chương kích động lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân. Biết ông là người có uy tín lớn, Pháp nhiều lần mua chuộc nhưng ông vẫn nêu cao khí tiết, không chịu khuất phục.

Người Việt Nam đánh giá ông không những là một nhà thơ lớn mà còn là một nhà yêu nước, một nhà văn hóa Việt Nam của thế kỉ 19.

Quan điểm văn chương
Nguyễn Đình Chiểu tuy không nghị luận về văn chương nhưng ông có quan điểm văn chương riêng. Quan điểm "văn dĩ tải đạo" của ông khác với quan niệm của nhà Nho, càng khác với quan niệm chính thống lúc bấy giờ. Nhà Nho quan niệm Đạo là đạo của trời, còn Đồ Chiểu trên nguyên tắc đạo trời được đề cao nhưng trong thực tế đạo làm người đáng quý hơn nhiều. Đó là quan niệm bao trùm văn chương Đồ Chiểu.

Quan điểm văn chương Đồ Chiểu tuy không được tuyên ngôn nhưng đây là quan điểm tiến bộ và gần gũi với văn chương dân tộc: Văn chương chiến đấu, vị nhân sinh, đầy tinh thần tiến công và tinh thần nhân ái.

Tác phẩm chính
Lục Vân Tiên sáng tác trước khi Pháp xâm lược Nam Kỳ, có tính chất tự truyện.
Dương Từ Hà Mậu (chưa xác định thời điểm sáng tác)
Ngư Tiều y thuật vấn đáp (chưa xác định thời điểm sáng tác)
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (1861)
Mười hai bài thơ và bài văn tế Trương Định (1864)
Mười bài thơ điếu Phan Tòng (1868)
Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh (1874)
Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây (chưa xác định thời điểm sáng tác)
Hịch đánh chuột (chưa xác định thời điểm sáng tác).

Và thêm cái này nữa

Nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu là một minh chứng sống động về tính năng động của con người. Cuộc đời dù nghiệt ngã, nhưng sự nghiệp của con người ấy không vì thế mà buông xuôi theo số phận. Vượt qua số phận để đứng vững trước sóng gió của cuộc đời, chính là thái độ sống có văn hóa, là nhân cách cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu. Trên cương vị của một nhà thơ, cái sâu sắc, thâm thúy trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu chính là chỗ chê khen, biểu dương và phê phán, thương ghét rõ ràng, chánh tà minh bạch, hợp đạo lý, thuận tình người, theo đúng chuẩn mực văn hóa Việt Nam.

NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, một con người tiêu biểu cho nhân cách Việt Nam trong thời kỳ đất nước đầy biến cố, đau thương, nhưng vô cùng vĩ đại. Đất nước bị ngoại xâm, nỗi nhà tai biến, nỗi mình bi thương, bao nhiêu nghiệt ngã của cuộc đời trút lên vai một người mù lòa, sự nghiệp công danh nửa đường dang dở.Sự thách thức nghiệt ngã ấy đặt ra cho Nguyễn Đình Chiểu thái độ phải lựa chọn lối sống và cách sống như thế nào cho thích hợp với vai trò người trí thức trước thời cuộc “quốc gia lâm nguy that phu hữu trách”, và ông đã chọn con đường sống, chiến đấu, bằng ngòi bút “chí công” với cái tâm “đã vì nước phải đứng về một phía”.

Nhìn từ góc độ văn hóa, Nguyễn Đình Chiểu là một con người Việt Nam trọng đạo lý, nặng tình người, đậm đà bản sắc dân tộc, yêu ghét rõ ràng, khen chê dứt khoát. Vì người, cụ sẵn sàng hy sinh xả thân không màng danh lợi. Vì đời,cụ chấp nhận mọi thử thách trước khó nghèo, khổ cực, không hám lợi, không sợ uy vũ, không khuất phục cường quyền.
Với tất cả vai trò xã hội và sứ mạng của con người mà Nguyễn Đình Chiểu phải gánh vác: Nhà thơ, nhà giáo, thầy thuốc, người công dân, chiến sĩ yêu nước... cho đến cuối đời cụ vẫn kiên cường vượt qua số phận, hoàn thành xuất sắc thiên chức của mình, để lại cho đời sau một tấm gương về cách sống trong sáng đến tuyệt vời:

“Sự đời thà khuất đôi tròng thịt
Lòng đạo xin tròn một tấm gương”

Con người là sản phẩm của hoàn cảnh, nhưng nhân cách của con người không chỉ là sản phẩm thụ động của hoàn cảnh.Ngày xưa cụ Nguyễn Du từng cho rằng: “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”.

Nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu là một minh chứng sống động về tính năng động của con người. Cuộc đời dù nghiệt ngã, nhưng sự nghiệp của con người ấy không vì thế mà buông xuôi theo số phận.Vượt qua số phận để đứng vững trước sóng gió của cuộc đời, chính là thái độ sống có văn hóa, là nhân cách cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu.

Trên cương vị của một nhà thơ, cái sâu sắc, thâm thúy trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu chính là chỗ chê khen,biểu dương và phê phán, thương ghét rõ ràng, chánh tà minh bạch, hợp đạo lý, thuận tình người, theo đúng chuẩn mực văn hóa Việt Nam, Nhà thơ mù lòa ấy là một trong những người đầu tiên đưa ra thông điệp tố cáo hành động phản văn hóa, mất tính người của bọn thực dân xâm lược. Về tội ác hủy diệt cuộc sống yên lành của nhân dân, ông viết:

“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim nháo nhác bay”.

Với tội ác xâm lược phản văn hóa ngang nhiên đoạt tài sản và hủy hoại một cách dã man những di sản văn hóa của nhân dân ta:

“Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”.

Của tiền là sự tích góp của một đời người lao động sáng tạo vô cùng vất vả.

Tranh ngói là cả một dinh cơ sự nghiệp, nhà cửa, đền, miếu, đình, chùa phải mấy trăm năm với bàn tay và khối óc của nhiều người mới dựng nên cơ nghiệp lớn lao ấy.


Trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy, một bọn người mang danh kẻ sĩ đã hèn nhát đầu hàng kẻ thù, phản bội đất nước. Nguyễn Đình Chiểu là người sớm biểu lộ thái độ khinh miệt bọn đê hèn và phản văn hóa ấy:

“Dù đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ.
Dù đui mà khỏi danh nhơ
Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình”.

Với quan điểm xem ngòi bút là vũ khí chiến đấu “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”,Nguyễn Đình Chiểu đã trực tiếp đả kích bọn Việt gian khoác áo văn chương như loại Tôn Thọ Tường thường mượn màu chữ nghĩa làm đảo lộn trắng đen. Cụ viết:

“Thây nay cũng nhóm văn chương
Vóc dê da cọp khôn lường thực hư”.

Các tác phẩm văn học của Nguyễn Đình Chiểu có sức sống bền vững trong tình cảm nhân dân. Lý tưởng thẩm mỹ trong các nhân vật anh hùng đã nêu bật một lối sống có văn hóa và khí phách anh hùng đặc trưng bản sắc Việt Nam. Đó là lối sống trọng đạo lý và công bằng xã hội, trọng con người và căm ghét áp bức bất công. Cái “hào khí Đồng Nai” ấy được thể hiện qua hành động của các nhân vật trong truyện thơ Lục Vân Tiên, trong các nghĩa sĩ Cần Giuộc và nghĩa sĩ lục tỉnh thời Nam Kỳ kháng Pháp đến nay vẫn còn được tiếp nối và phát huy trong đời sống văn hóa của nhân dân ta ở miền Nam. Trong một thời gian khá dài từ đầu thế kỷ XX đến nay, truyện thơ Lục Vân Tiên đã là nội dung diễn xướng dân gian với các loại hình như nói thơ, hò, vè, ca ra bộ trong sinh hoạt văn hóa quần chúng và chính đề tài Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga sớm thể hiện trên sân khấu ca kịch cải lương khi bộ môn nầy vừa mới ra đời trên kịch trường Nam bộ. Gần nay đề tài nầy đã và đang được dựng lên thành nhạc kịch hiện đại, dựng thành phim truyện v.v... Hơn một thế kỷ qua, hiếm thấy nhà văn nào mà tác phẩm có tính phổ cập sâu rộng và có sức sống lâu bền trong đời sống văn hóa của nhân dân như vậy.

Trên lĩnh vực giáo dục, là một nhà giáo, trọn đời thầy Đồ Chiểu chăm lo dạy dỗ môn sinh, truyền thụ cho thế hệ tương lai những điều cốt lõi của văn hóa Việt Nam về đạo lý truyền thống của dân tộc và nhân cách của một kẻ sĩ. Hào khí Đồng Nai, một nét đẹp văn hóa của con người Nam bộ được nuôi dưỡng và phát huy chính là nhờ sự nghiệp giáo dục của biết bao thế hệ người thầy đầy tâm huyết mà được truyền thụ đến ngày nay, trong đó nhà thơ - nhà giáo Nguyễn Đình Chiểu là một trong những người có công lớn. Chúng ta đều biết Nguyễn Đình Chiểu là học trò đời thứ hai của nhà giáo Võ Trường Toản ở Gia Định, một ông thầy nổi tiếng về phương pháp giáo dục tri ngôn, dưỡng khí, tập nghĩa, một nhà trí thức sớm nổi tiếng ở đất Đồng Nai - Gia Định, không màng danh lợi, suốt đời chăm lo đào tạo thế hệ moan sinh có chí, có tài, biết lấy “thảo ngay làm nghĩa cả”.

Võ Trường Toản là thầy học của Nghè Chiêu.
Nghè Chiêu là thầy dạy Nguyễn Đình Chiểu.

Từ lò đào tạo Hòa Hưng của Võ Trường Toản mà thế hệ các nhà văn thơ trước đó và cùng thời với Nguyễn Đình Chiểu dù vận nước đến thế nào cũng tràn đầy “hơi chính khí”. Kẻ sĩ Gia Định chính là sản phẩm của phong cách rèn luyện của một ông thầy giỏi, giỏi đến mức dạy nên những người học trò nổi tiếng hơn mình.

Thầy Đồ Chiểu dạy học trò theo phong cách ấy.

Nhiều thế hệ môn sinh của Đồ Chiểu tiếp thu sự giáo dục của thầy nuôi dưỡng ý chí, rèn luyện tinh thần để sẵn sàng trở thành “trang dẹp loạn” mà sinh thời cụ Đồ Chiểu hằng mong ước. Từ Nhiêu Đẩu, Nhiêu Gương ở Mỏ Cày cuối thế kỷ XIX đến các trí thức Nho học Lê Văn Đẩu, Trần Văn An, Huỳnh Khắc Mẫn ở Ba Tri nửa đầu thế kỷ XX đều là những thế hệ môn sinh đầy nhiệt huyết mang đậm dấu ấn giáo dục của thầy giáo Nguyễn Đình Chiểu.

Nhân cách của nhà giáo Nguyễn Đình Chiểu có ảnh hưởng rất lớn đối với vùng đất Bến Tre và xa hơn nữa. Đất anh hùng từng sản sinh ra nhiều nhân vật anh hùng trong sự nghiệp chống giặc cứu nước. Ngày nay nói đất Bến Tre là quê hương của cụ Đồ Chiểu chính là nói đến truyền thống văn hóa Việt Nam mà Nguyễn Đình Chiểu là một con người tiêu biểu và là người có công bảo vệ và truyền lại cho các thế hệ sau nầy những gì tốt đẹp nhất của truyền thống văn hóa ấy.

Nguyễn Đình Chiểu còn là một thầy thuốc giỏi, một lương y thông hiểu sâu sắc y lý phương Đông và y lý Việt Nam cả về y thuật và y đức mà y đức của cụ chính là đạo cứu người lồng trong nghĩa vụ cứu dân cứu nước. Tác phẩm lớn cuối đời của Nguyễn Đình Chiểu là quyển “Ngư Tiều y thuật vấn đáp”, một quyển sách dạy đạo làm người và đạo làm thầy thuốc cứu người. Yêu nước và yêu thương con người chính là tư tưởng chủ đề của tác phẩm:

“Xưa rằng quốc thử lời khen phải
Giúp sống dân ta trọn lẽ trời”

Giáo sư Lê Trí Viễn viết trong lời tựa quyển “Ngư tiều y thuật vấn đáp” lần xuất bản năm 1982: “Y thuật ấy là kết tinh nghề thuốc trong hằng trăm bộ sách của mấy mươi thế kỷ. Yêu nước ấy có chiều sâu cá nhân một đời người và chiều sâu lịch sử dân tộc hằng mấy ngàn năm. Nhưng cả hai đều đúc lại thành một thang thuốc hồi sinh, một đạo lý sống, một con đường phù hợp cho những con người yêu nước bình thường trong tình hình quê hương rơi vào tay giặc: giữ vững khí tiết không phục vụ quân thù, làm một công việc vừa có ý nghĩa vừa giúp dân, vừa giúp nước...”.

Đối với lương y Nguyễn Đình Chiểu, y đạo tức là nhân đạo, mà chủ nghĩa nhân đạo của cụ là chủ nghĩa nhân đạo nhân dân rất gần gũi với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản:

“Thấy người đau giống mình đau
Phương nào cứu đặng, mau mau trị lành.
Đứa ăn mày cũng trời sanh
Bịnh còn cứu đặng thuốc dành cho không”.

Cảm ơn đức của cụ, khi cụ Đồ Chiểu mất, nhiều bịnh nhân được cụ cứu khỏi bịnh ngặt nghèo đến xin để tang cụ như con cháu trong nhà.

Kỳ Nhân Sư một hình tượng lý tưởng trong tác phẩm “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu đã tự xông đui đôi mắt của mình cho tròn y đạo và nhân đạo để không phải đem nghề y ra phục vụ cho kẻ thù của Tổ quốc và nhân dân. Nhân cách cao thượng ấy của Nguyễn Đình Chiểu còn để lại dấu ấn sâu sắc trong các thế hệ lương y sau nầy. Người thầy thuốc chân chính trong nhân dân làm nghề thuốc còn vì mục đích từ thiện chớ không phải chỉ có kinh doanh trên sự đau khổ của đồng bào.

Nguyễn Đình Chiểu làm thơ để biểu lộ lòng yêu nước, thương dân và lấy đó làm vũ khí chống giặc; làm ông Đồ dạy học không biết mệt mỏi vì sự nghiệp nuôi dưỡng “hào khí Đồng Nai” giữ gìn bản sắc Việt Nam trong đời sống văn hóa của nhân dân giữa thời loạn ly; làm thầy thuốc vì đạo cứu người chứ không chỉ vì nghề để vụ lợi. Đó là lối sống có văn hóa, biết tự hào dân tộc, biết tự trọng của một người trí thức chân chính, biết trân trọng phẩm giá của con người, giữ đúng tiết tháo của một kẻ sĩ.

Bằng cuộc đời và sự nghiệp của mình, Nguyễn Đình Chiểu đã góp phần xứng đáng cho đời sống văn hóa dân tộc trải qua thử thách nghiệt ngã được bảo tồn và phát triển. Sống trong tình thương và sự kính trọng của nhân dân, những người làm nên lịch sử và sáng tạo văn hóa, Nguyễn Đình Chiểu mãi mãi là một nhân cách lớn, một nhà văn hóa chân chính của nhân dân.

nghị luận xã hội : Gian Lận Trong Thi Cử

Đặt vấn đề:
- Trung thực là một đức tính cần phải có, quan trọng đối với tất cả mọi người
- Đối với học sinh thì đó là một đức tính càng quan trọng và phải được đặt lên hàng đầu.
- Tuy nhiên, ngày nay một bộ phận học sinh đang mất đi đức tính này trong học tập và thi cử.
- Sự trung thực trong học tập và thi cử của học sinh ngày nay là một vấn đề cần được bàn luận và nhìn nhận một cách nghiêm túc.
Giải quyết vấn đề:
- Trung thực trong học tập và thi cử mới có thể để học sinh nhìn nhận đúng năng lực, phản ánh đúng kết quả học tập của mình và có hướng phấn đấu thích hợp.
- Cùng với xu thế hội nhập và hiện đại hóa, học sinh ngày nay trở nên năng động, tự tin và có kiến thức rộng hơn, có điều kiện học tập tốt hơn.
- Tuy nhiên, mặt trái của nó, một số bộ phận học sinh, do thiếu sự quan tâm đúng mức của gia đình, do sự lôi cuốn của xã hội hiện đại đã trở nên xao lãng việc học tập và để đối phó với kiến thức hạn hẹp của mình ở nhà trường, họ phải gian lận trong học tập và thi cử.
- Gian lận trong học tập và thi cử là một việc làm không thể chấp nhận được, vấn đề sẽ như thế nào nếu một học sinh rời ghế nhà trường với một kiến thức hạn hẹp nhưng một kết quả cũng không đến nỗi tệ?
Kết thúc vấn đề
- Khẳng định lại vấn đề đã bàn luận.
- Xã hội và đặc biệt là ngành giáo dục cần có những biện pháp nghiêm túc hơn trong học tập và thi cử của học sinh, đánh giá đúng, chính xác năng lực của từng học sinh, luôn lấy câu "bác sĩ chữa sai thì chết một người, nhưng thầy cô giáo chữa sai thì chết một thế hệ" de giao duc hoc sinh.

Hoặc em có thể lấy thêm dẫn chứng thêm như sau"
Thi cử vốn là một khâu quan trọng trong giáo dục để đánh giá kiến thức cũng như năng lực của học sinh,tránh những trường hợp không hề hiếm trong xã hội ngày nay :"Ngồi nhầm lớp ","bằng cấp giả",...

Gian lận trong thi cử xảy ra ở không ít bộ phận học sinh ,dù cho đó là những học sinh xuất sắc .Hậu quả đó là do tác động từ đâu mà có?Có thể là do bản tính ,cũng có thể là do những tác động từ bên ngoài -->mục đích là kiếm được điểm số cao,điểm phẩy tốt,...cũng có thể do áp lực nào khác...
Tình trạng học sinh giỏi "ảo " có lẽ cũng xuất phát từ căn bệnh quá cũ của XH:"bệnh thành tích".
"Xã hội ta nói chung lên án, phê phán tỷ lệ tốt nghiệp THPT là không đúng với thực chất trình độ học sinh. Song, mâu thuẫn lại nảy sinh chính ở yếu tố này. Mỗi gia đình đều mong muốn con em họ thi đỗ tốt nghiệp với số điểm cao nhất. Mỗi đơn vị trường học, ngành giáo dục - đào tạo cho đến cấp tỉnh hy vọng thí sinh trường mình, tỉnh mình đỗ tốt nghiệp với tỷ lệ cao nhất. "
-------------------------------------------------
1 sô tài lịu tham khảo :
Trước hết, ta hãy xét đến ở một phòng thi. Về phía thí sinh, việc học sinh đi thi mang theo và sử dụng tài liệu hiện nay trở nên khá phổ biến. Những năm gần đây, nếu ai có dịp đi ngang qua các phòng thi sau các giờ thi, chắc hẳn bắt gặp rất nhiều những mảnh phô tô tài liệu thu nhỏ nằm trắng xóa ở các phòng thi hay các dãy hành lang. Học sinh đi thi mang theo chúng khắp cả người và điều đó đã trở thành một phong trào. Giám thị bắt được bộ này thì lại có một bộ khác. Nhiều học sinh nữ còn táo tợn giấu tài liệu vào trong cơ thể để các thầy giáo coi thi không dám khám xét vì sợ “vi phạm thân thể”. Nhiều học sinh, thậm chí là học sinh giỏi dù đã thuộc bài nhưng cũng thủ sẵn tài liệu bên mình để cho chắc ăn hơn. Vì vậy, mới có những trường hợp những học sinh trung thực lại trở nên khó chịu vì mình bị “thiệt thòi” so với những bạn học sinh có học lực yếu hơn. Bài học trung thực ở trường thi đã mất đi tác dụng.

Về phía giám thị, một tâm lý chung được hình thành “các em đã cất công học tập 12 năm đèn sách, không nỡ làm khó dễ các em làm gì, cuối cùng rồi cũng sẽ đậu hết đó mà”. Thế là nảy sinh tình trạng coi thi dễ dãi, cho qua việc thí sinh mang vào và thậm chí sử dụng tài liệu. Có một số trường hợp, giám thị canh chừng thanh tra để cho thí sinh chép tài liệu, thậm chí còn giải giúp bài thi cho thí sinh./
Nói đi cũng phải nói lại ,về phía các bậc giáo dục con em mình dường như chưa quan tâm đúng mức đến "gian lận" trong thi cử và nhiều khi là "nới tay" bỏ quá cho những hành vi thiếu trung thực khiến tình trạng trên ngày càng diễn ra phổ biến hơn,tinh vi hơn.
"Những giáo viên nghiêm túc thì nhiều khi cũng phải chùn tay trước áp lực xã hội, của địa phương, của ngành hay nể nang cả lãnh đạo Hội đồng; đồng thời giáo viên cũng phải lo đến bảo toàn cuộc sống của mình. Đã có giáo viên có trận đòn nhớ đời vì đã coi thi quá nghiêm túc!

Mà nếu như có nghiêm túc thì giám thị cũng chẳng được gì, nhiều khi bị đồng nghiệp nhìn với một con mắt e ngại, dè bỉu. Vậy thì, giám thị không lý do gì mà không chọn một giải pháp an toàn?!"

Công thức tính tình yêu (vui)

Công thức tính tình yêu :

Đẹp trai = 1

Xấu trai = -1

Chung thủy = 2

Đa tình = -2

Nghèo = 3

Giàu = -3

Đã có vợ = 0


=> kết quả :
Đẹp trai + chung thủy = Nghèo.

Chung thủy + giàu = Xấu trai.

Nghèo + xấu trai = Chung thủy.

Đẹp trai + giàu = Đa tình.

Đẹp trai + chung thủy + giàu = Đã có vợ


Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Trời ơi người ấy có buồn không?
Có thầm nghỉ tới loài hoa vở
Tựa trái tim phai tựa máu hồng.
* * *
1)Phản ứng bình thừơng:
Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh về lấy vợ thế là xong
Vợ anh không đẹp bằng em lắm
Nhưng cũng làm anh đỡ chạnh lòng.
* * *
2) Phản ứng Classic :
Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh về bắt vịt nhổ sạch lông
Tiết canh làm được vài ba dĩa
Mượn rượu cho nguôi vết thương lòng
* * *
3) Phản ứng tuyệt vọng:
Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh về tự tử thế là xong
Mộ anh cỏ dại vàng xơ xác
Khi viếng thăm em hiểu nỗi lòng
* * *
4) Phản ứng High-tech :
Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Dại gì mà nghĩ thế là xong
E-mail cứ viết, phone cứ gọi
Cũng có ngày em li dị chồng
* * *
5) Hẹn thế hệ sau:
Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh về cưới vợ kiếm thằng con
Mai này khi con trai anh lớn
Xúi lấy con em, rửa hận lòng
* * *
6) Vệ sinh trứơc tiên:
Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh về tắm gội với xà bông
Tình thù ngày cũ bây đi mất
Ðể kẻ sang sông khỏi chạnh lòng
* * *
7) Phản ứng của Tứơng cứơp:
Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh về ẩn núp bên bờ sông
Ðợi em qua đò sang bên ấy
Ðón đường bắt cóc cũng bỏ công
* * *
8) Phản ứng của kẻ lạc quan:
Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh mừng biết mấy em biết không
Bao năm quen biết, bao năm mệt
Tính ra cũng khổ mấy năm ròng
* * *
9) Phản ứng của kẻ Thoát ngục:
Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Không buồn, không trách chỉ ước mong
Ðãi được chồng em nhậu một bữa
Ðể cám ơn chàng lãnh dùm gông
* * *
10) Kiểu Ba-Tàu Chợ-Lớn: (ngộ ái nị)
Nếu biết rằng nị đã lấy chồng
Ngộ về ngộ bán nốt Hồng-Kông
Mang tiền ngộ đổ vào Chợ-Lớn
Lấy vốn đầu tư ngộ mát lòng
* * *
11) Phản ứng kiểu Zorro :
Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh về luyện kiếm thế là xong
Kiếm anh sắc bén hơn em nghĩ
Sẽ chém trảm em trả hận lòng
* * *
12) Kiểu Ngân hàng phá sản:
Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Ðường xa, Vegas anh cứ dzông
Visa,Master card vào canh bạc
Vở nợ đời anh hận bóng hồng.
* * *
13) Phản ứng kiểu Kung-fu :
Nếu biết rằng em sắp lấy chồng
Anh về sẽ luyện lại vỏ công
Anh sẽ luyện cú liên hoàn cước
Ðể đá chồng em đêm động phòng.
* * *
14) Phản ứng bợm Nhậu:
Nếu biết rằng em sắp lấy chồng
Anh về tự tử thế là xong
Ruột gan phèo phổi lôi ra hết
Tặng kẻ vu qui nấu cháo lòng.
* * *
15) Trả thù duyên kiếp:
Nếu biết rằng em sắp lấy chồng
Anh về tát cạn lấy dòng sông
Ðể cho đò cưới không qua được
Ðừng có mà mong được động phòng.
* * *
16) Phản ứng kiểu Khủng Bố:
Nếu biết rằng em sắp lấy chồng
Anh về tỉnh đội mượn cà-nông
Nhắm về hướng ấy 5000 mét
Em ở quê chồng có ớn không ?
* * *
17) Phản ứng kiểu ****** :
Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh về **** đổng giữa đám đông
Bố mẹ ...nguyên dòng họ
Khốn k.. sao mày dám bỏ ông.
* * *
18) Phản ứng kiểu Nam Kỳ:
Nếu biết rằng em đã có chồng
Mèn ơi em chê tui nhà nông
Ruộng vườn nổi nóng tui đốt hết
Không gạo cho em đói rét lòng.
* * *
19) Phản ứng kiểu Huế:
Nếu biết rằng O đã có chồng
Tui về núi Ngự nhảy xuống sông
Sông sâu nước lạnh tui lại khớp
Tự tử mần răng cũng chẳng xong.
* * *
20) Phản ứng kiểu pikeman
Nếu biết rằng em đã có chồng
Anh hỏi thằng đó : "BC ko ?"
vanish, xê-ét (**) anh đem max
Tiễn thằng chồng em bay về làng.
***
Kiểu PTV

Nếu biết rằng em đi lấy chồng
Anh về reset lại nội công (skill )
Kill thằng chồng em cho đỡ bực
Còn có anh đây em chịu không
***
Kiểu cướp biển

Nếu biết rằng em đi lấy chồng
Anh rình bắt lại bỏ bị bông
Vứt xuống du thuyền ,nhằm hoang đảo
Còn có mình anh em lấy ko

những bài văn "cười ra nước mắt"......trong kì thi tốt nghiệp 2009

Câu 2: (3đ) anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách

...trên đời này sách là nhất.Đến ngu như bò còn có sách bò thì con người mà không có sách thì không bằng con bò.....( là phép so sánh chăng?)...

.....Sách làm con người thông minh có sách lược chứ người k chịu đọc sách như mấy bà tôm hàng cá thì suốt đời chỉ có sách né làm mọi người ghét thôi!....( lại chơi chữ hả?)............

......Sách rất hay nhưng đọc sách rât dễ bị cận thị nếu cứ dí mắt vào ....(Chắc các bác sĩ chuyên khao mắt phải cảm ơn thí sinh này!)..........

..........Đọc sách rất có lợi vì khi gặp ai nói những câu mà mình nhớ ở trong thì lập tức được người yêu quỳ nể phục ngay.Không đọc sách thì ăn nói lung tung ngay...........( "ng ta" mà thí sinh này nói chắc là ng nuôi vet!)................

Cau 3a: theo chương trình chuẩn (5,0đ): Phân tích giả trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài

....Gia Đình My quá nghèo phải bán My cùng ổ chó mới đẻ gồm 3 con chó nhà thống lý nhưng đời Mị không bằng đời con chó...( Sao giống gđ chị Dậu của Ngô Tất Tố thê?!)........

.....Anh Tràng một lần lên chơi thành phố, đi ngang qua cánh đồng thấy các cô thợ gặt duyên dáng đang gặt lúa bèn hứng chí hò vài câu trêu ghẹo. Thấy Tràng bảnh bao, các cô tranh nhau đáp lại. Thị, cô gái có giọng hò hay nhất đã vượt qua các “ứng cử viên” khác để trở thành vợ Tràng…(thí sinh này hiện đại ghê!!)........

.....My rất đẹp mà các cô người mẫu hoa hậu bây giờ cũng phải thua xa nhưng chỉ vì quá nghèo và lúc đó cách mạng chưa thành công mới phải khổ thế nên phải về làm vợ nhà giàu bị nó nện cho như cơm bữa.....shock........

......Mỵ muốn được chơi nhảy như bao người khác. Hình dáng Mỵ đẹp tuyệt trần, đôi mắt long lanh lúc nào cũng buồn, hàm răng đẹp, gò má cao, đầu tóc dài xinh đến không thể tả được chỉ có một cái là Mỵ hơi ốm một tí mà thôi. Nhớ tới Mị là em nhớ đến những thiếu nữ Hà Nội tha thướt bên Hồ Gươm chiều chủ nhật......
....(k biết có ng yêu chưa?)........

.......Khi A Phủ đến thuê cho nhà thống lí với công việc chăn trâu, sau một thời gian qua Mị vẫn ngồi trong chuồng heo, giống một con heo đang tìm chỗ trốn mà cứ người khác..........(siêu so sánh..^^).....

......Được thả A Phủ chạy ra khỏi nhà thống lí như một con trâu điên và vài phút do dự, sửa sang lại trang phục Mị đã chạy theo A Phủ như mây bay, gió thổi...............(miêu tả rõ nét nhở!)..........

Bài đăng Phổ biến