Trang

Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2010

THU ĐIẾU

Trong nền thơ ca dân tộc có nhiều bài thơ tuyệt hay nói về mùa thu. Riêng Nguyễn Khuyến đã có chùm thơ ba bài: “Thu vịnh”, “Thu ẩm” và “Thu điếu”. Bài thơ nào cũng hay cũng đẹp cho thấy một tình quê dào dạt. Riêng bài “Thu điếu”, nhà thơ Xuân Diệu đã khẳng định là “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”. “Thu điếu” là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc : Cảnh đẹp mùa thu quê hương, tình yêu thiên nhiên, yêu mùa thu dẹp gắn liền với tình yêu quê hương tha thiết.

“Thu điếu” được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Ngôn ngữ tinh tế, hình tượng và biểu cảm. Cảnh thu, trời thu xinh đẹp của làng quê Việt Nam như hiện lên trong dáng vẻ và màu sắc tuyệt vời dưới ngọn bút thần tình của Nguyễn Khuyến.

Hai câu đầu nói về ao thu và chiếc thuyền câu. Nước ao “trong veo” tỏa hơi thu “lạnh lẽo” . Sưong khói mùa thu như bao trùm cảnh vật. Nước ao thu đã trong lại trong thêm, khí thu lành lạnh lại trở nên “lạnh lẽo”. Trên mặt nước hiện lên thấp thoáng một chiếc thuyền câu rất bé nhỏ - “bé tẻo teo”. Cái ao thuyền câu là hình ảnh rung tâm của bài thơ, cũng là hình ảnh bình dị, thân thuộc, đáng yêu của quê nhà. Theo Xuân diệu cho biết vùng đất đồng chiêm trũng Bình Lục, Hà Nam có cơ man nào là ao, nhiều ao cho nên ao nhỏ, ao nhỏ thì thuyền câu cũng theo đó mà “bé tẻo teo”:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”.

Các từ ngữ: “lạnh lẽo, trong veo, bé tẻo teo” gợi tả đường nét, dáng hình, màu sắc của cảnh vật, sắc nước mùa thu; âm vang lời thơ như tiếng thu, hồn thu vọng về.

Hai câu thơ tiếp theo trong phần thực là những nét vẽ tài ba làm rõ thêm cái hồn của cảnh thu:

“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo”.

Màu “biếc” của sóng hoà hợp với sắc “vàng” của lá vẽ nên bức tranh quê đơn sơ mà lộng lẫy. Nghệ thuật đối trong phần thực rất điêu luyện: “lá vàng” với “sóng biếc”, tốc độ “vèo” của lá bay tương ứng với mức độ “tí” của gợn sóng. Nhà thơ Tản Đà đã hết lời ngợi ca chữ “vèo” trong thơ của Nguyễn Khuyến. Ông đã nói một đời thơ của mình may ra mới có được câu thơ vừa ý trong bài “Cảm thu, tiễn thu”: “vèo trông lá rụng đầy sân”.

Hai câu luận mở rộng không gian miêu tả. Bức tranh thu có thêm chiều cao của bầu trời “xanh ngắt” với “những tầng mây lơ lửng” trôi theo chiều giớ nhẹ. Trong chùm thơ thu, Nguyễn Khuyến nhận diện sắc trời thu là “xanh ngắt”:

“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao” (Thu vịnh)

“Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt” (Thu ẩm)

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” (Thu điếu)

“Xanh ngắt” là xanh mà có chiều sâu. Trời thu không mây (xám) mà xanh ngắt, thăm thẳm. Xanh ngắt đã gợi ra cái sâu, cái lắng của không gian, cái nhìn vời vợi của nhà thơ, của ông lão đang câu cá. Thế rồi ông lơ đãng đưa mắt nhìn về bốn phía làng quê. Hình như bà con dân làng đã ra đồng hết. Xóm thôn vắng lặng. Mọi con đường quanh co, hun hút, không một bóng người qua lại:

“Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

Cảnh vật êm đềm, thoáng một nỗi buồn cô tịch, hiu hắt. Người câu cá như đang chìm trong giấc mộng mùa thu. Tất cả cảnh vật từ mặt nước “ao thu lạnh lẽo” đến “ngõ trúc quanh co” hiện lên với đường nét, màu sắc, âm thanh,… có khi thoáng chút bâng khuâng, man mác nhưng rất gần gũi, thân thiết với mọi con người Việt Nam. Phong cảnh thiên nhiên của mùa thu quê hương sao đáng yêu thế!

Cái ý vị của bài “Thu điếu” là hai câu kết:

“Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.

“Tựa gối ôm cần” là tư thế của người câu cá, cũng là một tâm thế nhàn, thoát vòng danh lợi. Cái âm thanh “cá đâu đớp động”, nhất là từ “đầu” gợi lên sự mơ hồ, xa vắng và chợt tỉnh. Người câu cá ở đây chính là nhà thơ, một ông quan to triều Nguyễn, yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc, không cam tâm làm tay sai cho thực dân Pháp đã cáo bệnh, từ quan. Đằng sau câu chữ hiện lên một nhà nho thanh sạch trốn đời đi ở ấn. Đang ôm cần câu cá nhưng tâm hồn nhà thơ như đang đắm chìm trong giấc mộng mùa thu, bỗng chợt tỉnh trở về thực tại khi “cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Cho nên cảnh vật ao thu, trời thu êm đềm, vắng lặng như chính nỗi lòng của nhà thơ vậy: buồn cô đơn và trống vắng.

Âm thanh tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” đã làm nổi bật khung cảnh tịch mịch của chiếc ao thu. Cảnh vật như luôn luôn quấn quýt với tình người. Thiên nhiên đối với Nguyễn Khuyến như một bầu bạn tri kỷ. Ông đã trang trải tình cảm, gửi gắm tâm hồn, tìm lời an ủi ở thiên nhiên, ở sắc vàng của lá thu, ở màu “xanh ngắt” của bầu trời thu, ở làn “sóng biếc” trên mặt ao thu “lạnh lẽo”…

Thật vậy, bài thơ “Câu cá mùa thu” là một bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Khuyến. Cảnh sắc mùa thu quê hương được miêu tả bằng những gam màu đậm nhạt, nhưng nét vẽ xa gần, tinh tế gợi cảm. Âm thanh của tiếng lá rơi đưa “vèo” trong làn gió thu, tiếng cá “đớp động” chân bèo – đó là tiếng thu dân dã, thân thuộc của đồng quê đã khơi gợi trong lòng chúng ta bao hoài niệm đẹp về quê hương đất nước.

Nghệ thuật gieo vần của Nguyễn Khuyến rất độc đáo. Vần “eo” đi vào bài thơ rất tự nhiên thoải mái, để lại ấn tượng khó quên cho người đọc; âm hưởng của những vần thơ như cuốn hút chúng ta: trong veo – bé tẻo teo – đưa vèo - vắng teo – chân bèo. Thi sĩ Xuân Diệu đã từng viết: “Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu xanh vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi…”

Thơ là sự cách điệu tâm hồn. Nguyễn Khuyến yêu thiên nhiên mùa thu, yêu cảnh sắc đồng quê với tất cả tình quê nồng hậu. Ông là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Đọc “Thu điếu”, “Thu ẩm”, “Thu vịnh”, chúng ta yêu thêm mùa thu quê hương, yêu thêm xóm thôn đồng nội, đất nước. Với Nguyễn Khuyến, tả mùa thu, yêu mùa thu đẹp cũng là yêu quê hương đất nước. Nguyễn Khuyến là nhà thơ kiệt xuất đã chiếm


-------------

Nhà thơ nguyễn khuyến hiệu là quế sơn quê ở nam định, là ng đỗ đạt cao nhưng với cốt cách thanh cao cùng tấm lòng yêu nc thương dân nên phần lớn cuôc đời ông là dạy học và sống an nhàn nơi quê nhà.nk dc mệnh danh là một trong những nhà thơ của làng cảnh việt nam qua những sáng tác thơ đậm đà tính dân tộc và lấp lánh vẻ đẹp thiên nhiên trong đấy, cùng với bút pháp chấm phá tài hoa cùng sự kết hợp tuyệt vời giữa thi ca và hội họa qua “chùm thơ thu” thì tên tuổi nk trở nên bất tử khi khắc họa thành công những bức tranh thu kinh điển của làng quê vn.Thu điếu nằm trong “chùm thơ thu” với thể thơ đừơng luật thất ngôn bát cú đã vẽ nên cảnh trời thu bao trùm bởi khung cảnh rộng lớn màu xanh và trong veo.
Ao thu lạnh lẽo nc trong veo

Cá đâu đớp động dứơi chân bèo.
Thiên nhiên trong thơ nk là những hình ảnh thân quen và dung dị, là kết tinh những nét đặc trưng nhất của làng quê vn. Nk vẽ nên trong thơ của mình bằng những nét cọ thuần khiết về cảnh vật mùa thu qua sự quan sát tinh tế của đôi mắt và của tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu quê hương.Khung trời cao rộng dc thu nhỏ vào tầm mắt để có thể quan sát dc những chuyển biến dù là bé nhất của không gian cùng sự kết hợp màu sắc hài hòa của muôn vật trong cái tĩnh lặng bao trùm.Xuất hiện đầu tiên trong bài thơ là cái “ao thu” quê hương cùng “chiếc thuyền câu” đang gập ghềnh bởi làn nc lăn tăn những vòng sóng nhỏ
Ao thu lạnh lẽo nc trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Giữa làng quê xuất hiện một chiếc gương phản chiếu cảnh trời dứoi dòng nc lạnh mà trong veo.Làng mạc Yên Đỗ là vùng đồng chiêm đồng trũng quanh năm nứơc ngập, dân phải lấy đất đấp cho cao nên ao cứ thế nối tiếp ao và nk đã đaư cái ao nhỏ quê hương vào thơ với thái độ trân trọng trìu mến. Ao nhỏ thì thuyền câu cũng bé lại. Xung quanh thực tĩnh lặng với hình ảnh chiếc thuyền câu nhẹ thênh thênh đang lững lờ mặc dòng nc chảy.Tiếng động nhỏ ấy càng làm tăng thêm phút lặng trong cảnh mà còn trong tâm của ng đi câu đang say sưa với cảnh trời đất bao la cao vợi.Từ láy “tẻo teo” nhấn mạnh sự trơ trọi đơn độc của 1 chiếc thuyền giữa không gian cao rộng của trời thu.Tiếp đó là nhịp thở của thu bắt đầu bằng những bước chuyển nhẹ nhàng
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trứơc gió khẽ đưa vèo
Ao bây giờ ko còn tĩnh lặng nữa mà đã bắt đầu gợn lăn tăn theo làn hơi, lá thì theo gió heo may bay lững lờ.Sóng với màu biếc hòa cùng lá vàng mới đẹp và thanh tao làm sao, ngòi bút nhà thơ lúc này mới thật chi tiết khi kết hợp thành vế đối hoàn chình “ sóng biếc” với “lá vàng” “hơi gợn tí” với “khẽ đưa vèo”, thật tài tình.Tâm hồn nhà thơ lúc này dừong như cũng hòa theo nhịp gợn của sóng nhịp rơi của chiếc lá vàng trong từng khoảnh khắc.Cách phác họa một góc mùa thu bằng nét duyên dáng nhẹ nhàng giữa màu sắc và âm thanh khéo léo. Mọi cử động của thu đều như say say và mơ màng đến lạ ngay chính nhà thơ cũng bị cuốn hút theo.Gió nhẹ thổi vào tâm hồn những gì êm ái và dịu dàng.Bức tranh thu lúc này đã thêm dc chút màu sắc tươi tắn hơn.tầm nhìn của nhà thơ nâng cao hơn khi nhà thơ khẽ ngẩng đầu nhìn lên và bắt gặp thêm một màu xanh nữa, xanh trong mà thanh khiết hơn
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Trời thu cao vời vợi qua những tầng mây ,có cái thăm thẳm của chiều cao, khoáng đạt hơn.Màu xanh ấy sao mà đẹp mà tha thiết.Điểm xuyết bởi những cụm mây trắng cứ lơ lửng nơi đấy.Bất giác quay về với làng quê hình ảnh ngõ trúc vắng làm lắng đọng trong tác giả nổi cô đơn vắng vẻ.Đừong làng quê yêu dấu vẩn cứ quen thuộc làm sao bởi bóng tre bóng trúc trùm mát rựợi ,nét thơ vừa thi vị thơ mộng vừa đặc trưng cho miền làng quê bắc bộ.Dừơng như tình yêu quê vẫn chưa bao giờ nguôi dù chỉ là thoáng nhánh trúc chiếc lá rơi trứơc mắt tác giả.Trong khoảng khắc đó sự trống trải từ đâu lan tỏa và làm đựơm buồn đi mất bức tranh thu trong cái yên ắng và vắng lặng. Cái hồn của cảnh vật xung quanh cảu đồng quê hiện rỏ trong từng câu từng chữ mộc mạc giản dị và đôn hậu.Bằng hình ảnh đẹp giàu màu sắc và cách nhìn khái quát từ gần đến xa từ thấp đến cao từ tĩnh đến dộng nhà thơ tạo nên khung cảnh trời thu bao la trong xanh và tươi đẹp.Và cảnh thiên nhiên bấy giờ cũng như đồng điệu với những xúc cảm, tâm trạng ưu tư của nhà thơ.Giữa cảnh thơ mộng tác giả lặng thinh với thú vui câu cá tao nhã của mình, dáng ng đi câu như là 1 phần trong khung cảnh thu nhỏ ấy.Nhà thơ đắm mình vào thiên nhiên như muốn quên đi những phút bận lòng vì nỗi lo lớn
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Tư thế ngồi ưu tư trong dòng suy nghĩ mênh mông khi tác giả ngồi đã lâu mà chưa câu dc cá, torng lòng cứ nhưg đang chất chứa một nỗi lòng sâu kín.Đâu đó tiếng cá đớp mồi xao động mặt nc rồi cũng vô tình làm xao động tâm hồn nhạy cảm đang lặng yên của tác giả, có cá hay không tác giả cũng không chắc chỉ biết lúc này đây tâm trí vẫn đang rối bời vì lo cho dân cho nước, ray rứt băng khoăng mãi không thôi. Tâm trạng thời thế là động lực để nhà thơ quay về với thú vui đi câu mong khuây khỏa dc nỗi lòng nhưng giữa cái tĩnh quá đỗi nơi đây cùng sự cô đơn thì nỗi u hoài vẫn dấy lên trong lòng không dứt.Câu thơ hay với nghệ thuật lấy động tả tĩnh, mọi vật giống như đứng yên nhưng thật ra vẫn âm thầm vận động.
Cảnh làng quê hiện lên một cách chân thực đậm đà phong vị vn torng thơ nk cũng vì lòng yêu nc và tâm hồn như hòa quyện vào thiên nhiên Bài thơ gieo vần độc đáo cùng cách sử dụng từ ngữ tài tình có sức gợi hình mạnh tạo nên qung cảnh sống động hấp dẫn,Ngôn ngữ thơ chính xác, trong sáng và dễ hiểu càng làm nổi bật tài năng của nk
Sỡ trừong của nk trong thơ trữ tình mà còn trong thơ tả cảnh nhất là trong chùm thơ thu.Xuất phát từ tâm hồn tinh tế bức tranh nk vẽ nên không chỉ là bức tranh thiên nhiên cao đẹp mà còn là bức tranh tâm trạng vì nỗi lo lớn chưa tìm dc giải đáp.Qua đó cốt cách thanh cao yêu nc thương dân càng bộc lộ rõ nét hơn,ta thầm ngưỡng mộ tài đức của nhà thơ nk.

------------

Thu điếu nằm trong chùm thơ thu ba bài nức danh nhất về
1 thơ Nôm của Nguyễn Khuyến. Bài thơ nói lên một nét thu
đẹp tĩnh lặng nơi làng quê xưa, biểu lộ mối tình thu đẹp mà cô đơn,
buồn của một nhà nho nặng tình với quê hương đất nước. Thu điếu
cũng như Thu ẩm, Thu vịnh chỉ có thể được Nguyễn Khuyến viết vào
thời gian sau khi ông đã từ quan về sống ở quê nhà (1884).

Hai câu thơ: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo - Một chiếc thuyền
câu bé tẻo teo mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc
mùa thu đồng quê. Chiếc ao thu nước trong veo có thể nhìn được
rong rêu tận đáy tỏa ra khí thu lạnh lẽo như bao trùm không gian.
Không còn cái se lạnh đầu thu nữa mà là đã thu phân, thu mạt rồi
nên mới lạnh lẽo như vậy. Trên mặt ao thu đã có một chiếc thuyền
câu bé tẻo teo tự bao giờ. Một chiếc gợi tả sự cô đơn của thuyền
câu Bé tẻo teo nghĩa là rất bé nhỏ; âm điệu của vần thơ cũng gợi
ra sự tun hút của cảnh vật (trong veo - bé tẻo teo). Đó là một nét
thu đẹp và êm đềm.
Hai câu thực (Sông biếc theo làn hơi gợn tí - Lá vàng trước gió
khẽ đưa vèo) tá không gian hai chiều. Màu sắc hòa hợp, có sóng biếc
với lá vàng Gió thổi nhẹ cũng đủ làm cho chiếc lá thu màu vàng
khẽ đưa vèo, làm cho sóng biếc lăn tăn từng làn từng làn hơi gợn tí.
Phép đối tài tình làm nổi bật một nét thư, tô đậm cái nhìn thấy và
cái nghe thấy. Ngòi bút của Nguyễn Khuyến rất tinh tế trọng dùng
từ và cảm nhận, lấy cái lăn tăn của sóng hơi gợn tí phối cảnh với độ
bay xoay xoay khẽ đưa vẻo của chiếc lá thu. Chữ vẻo là một nhãn tự
mà sau này thi sĩ Tản Đà vừa khâm phục, vừa tâm đắc. ông thổ lộ
một đời thơ mới có được một. câu vừa ý: Vèo trông lá rụng đầy sân"
(cảm thu, tiễn thu).
Bức tranh thu được mở rộng dần ra qua hai câu thơ:
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Bầu trời thu xanh ngắt thăm thẳm, bao la. áng mây, tầng mây
(trắng hay hồng ?) lơ lửng nhè nhẹ trôi. Thoáng đãng, êm đềm,
tĩnh lặng và nhẹ nhàng. Không một bóng người lại qua trên con
đường làng đi về các ngõ xóm: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Vắng teo nghĩa là vô cùng vắng lặng không một tiếng động nhỏ
nào, cũng gợi tả sự cô đơn, trống vắng. Ngõ trúc trong thơ Tam
nguyên Yên Đo lúc nào cũng gợi tả một tình quê nhiều bâng
khuâng, man mác:
Dặm thế, ngõ đâu từng trúc ấy
Thuyền ai khách đợi bến dâu đây?
(Nhớ núi Đọi)
Ngõ trúc và tầng mây cũng là một nét thu đẹp và thân thuộc
của làng quê. Thi sĩ .như đang lặng ngắm và mơ màng đắm chìm
vào cảnh vật.
Đến hai câu kết thì bức tranh thu mới xuất hiện một dối tượng khác:
Tựa gối ôm cắn lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Thu điếu nghĩa là mùa thu câu cá. Sáu câu đầu mới chỉ có cảnh
vật: ao thu, chiếc thuyền câu, sóng biếc, lá vàng, tầng mây, ngõ
trúc mãi đến phần kết mới xuất hiện người câu cá. Một tư thế
nhàn: tựa gối ôm cần. Một sự đợi chờ: lâu chẳng được. Một cái
chợt tỉnh khi mơ hồ nghe cá đâu đớp động dưới chân bèo. Người
câu cá như đang ru hồn mình trong giấc mộng mùa thu. Người đọc
nghĩ vế một Lã Vọng câu cá chờ thời bên bờ sông Vị hơn mấy
nghìn năm về trước. Chỉ có một tiếng cá đớp động sau tiếng lá thu
đưa vèo, đó là tiếng thu của làng quê xưa. âm thanh ấy hòa quyện
với một tiếng trên không ngỗng nước nào, như đưn hồn ta về với
mùa thu quê hương. Người câu cá đang sống trong một tâm trạng
cô đơn và lặng lẽ buồn: Một cuộc đời thanh bạch, một tâm hồn
thanh cao đáng trọng.
Xuân Diệu đã hết lời ca ngợi cái diệu xanh trong Thu điếu. Có
xanh ao, xanh sóng, xanh trời, xanh tre, xanh bèo... và chỉ có một
màu vàng của chiếc lá thu đưa vèo. Cánh đẹp êm đềm, tĩnh lặng
mà man mác buồn. Một tâm thế nhàn và thanh cao gắn bó với
mùa thu quê hương, với tình yêu tha thiết. Mỗi nét thu là một sắc
thu, tiếng thu gợi tả cái hồn thu đồng quê thân thiết. Vần thơ: veo
- teo - vèo - teo - bèo, phép đối tạo nên sự hài hòa cân xứng, điệu
thơ nhẹ nhàng bâng khuâng... cho thấy một bút pháp nghệ thuật
vô cùng điêu luyện, hồn nhiên - đúng là xuất khẩu thành chương.
Thu điếu là một bài thơ thu, tả cảnh ngu tình tuyệt bút.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Phổ biến